Click vào đây để đọc sơ qua thế nào là Groupon, và Groupon ở Việt Nam.
Điểm danh qua một vài trang Groupon ở Việt Nam cho bạn nào quan tâm:
1. Muachung.vn: trang này hình như là trang Groupon đầu tiên của Việt Nam, thuộc VC Corp (Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam). Tớ còn nhớ cái deal đầu tiên của muachung.vn là bán iPhone 4 với giá đâu như 13tr. Đợt đấy kô care lắm, nhưng có vẻ như sau cái deal đầu tiên này nhiều người biết đến Muachung.vn hơn. Khá khen, đây gọi là lấy tiếng vang và độ hot của iPhone 4 để gây sự chú ý. Khổ, dân Việt Nam chuộng iPhone mà =). Muachung.vn hiện nay có ở Hồ Chí Minh, Hà Nội và mới mở rộng ra Đà Nẵng. VC Corp thì có anh Vương Vũ Thắng, và cũng là chủ của 1 số websites nổi tiếng khác như cafef.vn, muare.vn, enbac.com, kenh14.vn etc.
2. Cucre.vn: trang này thuộc về vatgia.com. Đọc trên mạng thấy anh chủ vatgia.com là anh Nguyễn Ngọc Điệp xây vatgia.com sau khi đi Nhật về và đã từng nhận được sự trợ giúp của IDG Venture (quỹ chuyên đầu tư vào những công ty mới, có tiềm năng tập trung ở San Fransisco, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam - sở dĩ có Việt Nam vì nghe đâu anh Tổng giám đốc IDG Venture Vietnam là người Việt và đã mang IDG Venture về Việt Nam --- cái này trong Finance gọi là "venture capital", thuộc loại hình đầu tư mạo hiểm hơn mua cổ phiếu =) và cũng tốn thời gian hơn =) lại lan man rồi ^^) Cảm nhận về cucre.vn là deals chưa đặc sắc, số lượng người mua ít hơn ở muachung.vn
3. Deal.zing.vn: trang này là của Vinagame - VNG Corporation. Thấy trên website cho phép xem deals ở khá nhiều địa điểm khác như Hải Phòng, Huế, Khánh Hòa, Bình Dương etc. nhưng chủ yếu mới chỉ phát triển ở khu vực Hồ Chí Minh, deals ở Hà Nội kô có cái nào T__T Điểm yếu của trang này đó là thanh tóan bằng hệ thống riêng "Zing Xu" (tớ chưa nghe tên bao giờ luôn). Phải nói là Deal của Zing nên thay đổi khẩn trương cái này. Nghe đã thấy khó khăn rồi, nghe đâu cách thức nạp tiền + chuyển đổi cũng khá rắc rối và không user-friendly lắm.
4. Hotdeal.vn: trang này thuộc về Vinabook. Nhìn cái list chọn địa điểm mà choáng luôn =) khéo đủ cả 63 tỉnh thành trong cả nước. Btw, hotdeal.vn mới chỉ triển khai được ở HCM. Mà cung cách bán hàng của hotdeal.vn y hệt như trang vinabook.com, tức là mua hàng xong chẳng ai gọi điện confirm cho mình cả. Trang vinabook mấy lần mình mua sách mua xong 3 ngày trước 3 ngày sau mới alô bảo "bên em hết sách đó rồi" >__<
5. Nhommua.vn: là trang của diadiem.com, thanh toán chủ yếu bằng Paypal + COD (tiền mặt trực tiếp khi giao hàng). Hiện giờ đang có cái deals bốc thăm trúng iPhone 4 ^^ chắc học đc của mua chung. Nhưng kô phải là mua với giá hời mà là bốc thăm trúng thưởng, tỉ lệ trúng cao hơn nếu forward được deal đến cho bạn bè. Hiện giờ chỉ có mỗi HCM thôi, bùn thía ^^
6. Cungmua.com: thuộc về tichluydiem.com. Chưa có ở HN, và số lượng deals ít.
7. Runhau.vn: thuộc công ty cổ phần Đoàn Kết - Cartel Holdings JSC. Có ở cả Hà Nội và HCM, nhiều deals hấp dẫn và hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Số lượng người mua rất ít.
8. Kenhgia.com: thuộc PMTIS, Co Ltd. Trang này tớ không hiểu lắm về cách thức thanh toán, trên trang đề là: Để nhận Mã Khuyến Mãi, Soạn tin theo cú pháp KG2 25851 gửi 8188 chỉ 1000 vnd. Nhưng có bạn than phiền nhắn tin xong mất 1K mà không thấy mã gửi đến, đồng thời không hiểu phương thức thanh toán kiểu gì.
9. Phagia.com.vn: thuộc Phununet.com, có vẻ khá nhiều deals hay, đa dạng tuy nhiên vẫn còn ít người mua. Điểm mạnh nữa là người mua có thể dùng thẻ Visa/Master để thanh toán. Đã triển khai ở Hà Nội, Hồ Chí Minh.
10. Vndoan.com: thuộc Công ty TNHH Công nghệ mạng Thiên Hy Long. Cũng đang có deal về iPhone 4. Đã triền khai cả ở Hà Nội và Hồ Chí Minh, có kha khá người mua rồi.
11. Xommua.com: trang này mới lập ra, trông vẫn còn sơ sài.
12. Hatde.com.vn
13. Doimua.vn
Tớ nghe nói còn vài trang đang rục rịch lên web trong thời gian sắp tới :D (trong đó có groupon.biz) Mấy bác Việt Nam đúng là giỏi chạy theo mốt, cứ cái gì hot là chạy tán loạn lên.
Hạn chế của Groupon đối với các doanh nghiệp tham gia:
Thứ nhất Brand Devaluation hay tạm dịch ra là đánh mất giá trị thương hiệu. Ví dụ như thế này bạn là khách hàng trung thành của một nhà hàng chuyên steak kiểu Mỹ, và khi ăn ở đó bạn cảm thấy mình là một người sành điệu. Cái brand của cái nhà hàng đó đã in sâu trong bạn, và bạn nghĩ rằng thức ăn ở đó cũng tương đương với một số nhà hàng khác thôi tuy nhiên khi ăn ở đó bạn lại có một cảm giác tự tin hơn, khiến bạn cảm thấy ngon hơn, và thường xuyên ăn ở đó hơn, như để khẳng định bản thân mình. Và nếu giả sử một ngày đẹp zời nhà hàng đó có deal trên một trang Groupon nào đó chẳng hạn. Bạn bỗng thấy giá trị mình vẫn bỏ ra, giờ người khác chỉ phải trả 50% hoặc thậm chí ít hơn. Bạn tức giận, giận dỗi, rồi bạn ghét bỏ luôn cái nhà hàng mà bao lâu bạn vẫn hay ăn ở đó. Như vậy, Groupon sẽ làm cho một số doanh nghiệp đánh mất giá trị thương hiệu của mình, và từ đó đánh mất một số khách hàng thân thiết.
Nhìn xa ra một chút chúng ta sẽ thấy các thương hiệu thời trang đình đám thế giới (designer fashion houses) như là Roberto Cavalli, Dolce Gabbana, Moschino... họ đều tạo ra những cheaper brands gọi là diffusion brands để nhắm vào những đối tượng thích fast-fashion và ít disposable income hơn, đồng thời price-conscious hơn. Và nếu vẫn dùng thương hiệu cũ để bán thì họ sẽ làm mất giá trị thương hiệu lẫn làm mất những khách hàng hiện đang có, vì thế họ đã tạo ra những thương hiệu ăn theo như Just Cavalli của Roberto Cavalli, Jimmy Choo Lavender của Jimmy Choo, Vivienne Westwood Anglomania của Vivienne Westwood, Marc by Marc Jacobs của Marc Jacobs, D&G của Dolce Gabbana etc. Cũng có những trường hợp ngược lại khi một nhãn hiệu bình dân phát triển dòng sản phẩm thời thường hơn với phân khúc khách hàng cao cấp hơn như Adidas by Stella McCartney, Steven by Steve Madden etc. Lại có những fashion houses họ không tạo ra diffusion brands để kô bị mất giá trị thương hiệu gốc của mình, ví dụ tiêu biểu là Louis Vuitton, Hermes & Burberry, trong đó có Louis Vuitton không bao giờ discount/on sale các sản phẩm của mình.
Thứ hai là về Customers. Doanh nghiệp khi tham gia Groupon chắc đều hi vọng sẽ thu hút được khách hàng lâu dài, hay gọi là khách hàng trung thành. Những người này có giá trị hơn gấp ngàn lần so với những khách hàng ghé một lần rồi thôi, bởi họ sẽ giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đó đến với bạn bè, gia đình, người thân, và sẽ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp đến nhiều năm sau này. Tuy nhiên, nhìn lại thị trường Việt Nam hiện nay, Việt Nam hẵng còn là một đất nước với dân số trẻ, GDP bình quân đầu người hơn 1k3$ (mới đc xếp hạng khỏi những nước nghèo). Phần lớn người Việt Nam đều là những khách hàng khó tính và price-conscious (nhạy cảm về giá cả). Khi lướt xem những trang Groupon mình thấy rất nhiều những deals của các nhà hàng Hàn Quốc, Nhật Bản. Có deal ăn 800K bình thường giảm xuống còn gần 400K. Như vậy thử hỏi sau một lần ăn khoảng 400K (cho 4 người như thế) có bao nhiêu % trong số họ sẽ quay lại và sẵn sàng trả 800K? Không. Trong tư tưởng họ khi ăn bữa đó đã có suy nghĩ là bữa ăn đó chỉ đáng giá 400K hoặc ít hơn thôi. Nếu không, họ sẽ lại lên những trang Groupon và tìm những deals khác. Đó không phải là những khách hàng sành ăn, hay những người có disposable income cao. Với họ, giá cả quan trọng hơn, cái này gọi là cost-benefit dilemma, họ sẵn sàng đánh đổi benefit một chút (ở đây là ăn ngon) với chi phí bỏ ra.
Thứ ba là về Products. Ở đây có một số doanh nghiệp kinh doanh physical products đã sai lầm khi chọn Groupon là kênh quảng cáo. Ví dụ mới đây tớ thấy một công ty có bán rẻ chuột quang trên cucre.vn, mình tự hỏi không biết sau vụ discount này công ty có thể thu hút thêm mấy % khách hàng? Chuột máy tính mua 1 lần thì dùng chắc phải mấy năm sau mới đổi (với tớ là thế). Thêm nữa nếu thương hiệu của doanh nghiệp chưa đủ mạnh đến một mức nào đó để khách hàng "ngờ ngợ" về doanh nghiệp đó thì cái tên của DN cũng sẽ chìm vào lãng quên mà thôi. Tớ đọc đâu đó là Groupon chỉ phù hợp với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhanh và thiết yếu như nhà hàng, giải trí, bars, pubs etc... chống chỉ định cho những doanh nghiệp bán sản phẩm vật chất.
Thứ tư là về Price và Profit Margin. Khi tham gia Groupon, các doanh nghiệp sẽ phải chiết khấu % cho khách hàng, và cho cả site đăng deals nữa. Như vậy lợi nhuận giảm rõ rệt, lỗ thì không chắc nhưng chắc chắn là profit margin sẽ thấp hơn. Nếu so sánh với các loại hình marketing khác có thể nhắm đến từng đối tượng cụ thể như tivi, báo đài etc. thì trước khi tham gia Groupon doanh nghiệp nên biết là đối tượng mình nhắm vào sẽ là những người internet-savvy, trẻ, price-conscious, early adopters. Như vậy bao nhiêu % discount là vừa? Cái này lại phải market research thôi. Không nên discount quá nhiều, cũng không nên quá ít. Nên biết định giá chính xác để vừa tăng được profit margin + lượng khách hàng thu hút. Sai lầm của một số doanh nghiệp là giảm giá quá sâu, dẫn đến làm giảm hình ảnh + thương hiệu công ty cũng như sản phẩm cung cấp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải làm sao cho khách hàng có cảm giác họ trả ít hơn nhiều so với sản phẩm và dịch vụ họ nhận được trong lần mua sắm đó: ví dụ như thiên về tư vấn khi cung cấp, dịch vụ hậu mãi etc.
Thứ năm: Distribution: Ở nước ngoài, chắc chắn một điều khi bạn dùng thẻ giảm giá để mua hàng hay khi bạn mua full price bạn đều được phục vụ như nhau. Nhưng có lẽ quy luật này không được áp dụng ở Việt Nam. Tớ thì chưa thử nghiệm mua hàng và dùng thử coupon ở mấy trang trên, nhưng đã nghe nhiều người phàn nàn là khi dùng coupon để gọi điện đến đặt chỗ vào những giờ cao điểm chẳng hạn thì bị từ chối. Doanh nghiệp nếu mắc phải lỗi này thì phải xem xét lại. Với những khách hàng price-conscious này họ khó tính hơn và họ đòi hỏi sự công bằng khi mua coupon, nếu không họ sẽ không mua nữa. Và để thu hút những khách hàng như thế này doanh nghiệp cũng phải bỏ ra chi phí cao hơn. Vì thế hãy xác định là mình sẽ mất chi phí này ngay từ đầu để tạo ra một quá trình distribution mà smooth và gây được hài lòng từ khách hàng nhất.
Thứ sau: mới đây một bài nghiên cứu của Utpal M. Dholakia (Rice University, USA) đã chỉ cho thấy rằng mô hình Groupon tuy là win-win situation tuy nhiên consumers vẫn có lợi hơn so với doanh nghiệp, và:
° Groupon promotions offer the most benefit for businesses in which the promotion does not cannibalize sales to existing customers.Như tớ đã nói ở trên, Groupon không có lợi nếu nó làm mất những khách hàng hiện có. Thứ hai, Groupon tốt cho những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như salons, spas, bars, pubs, tuy nhiên nhà hàng, quán ăn lại khá thất bại khi sử dụng Groupon. Với những khuyến mại không có doanh thu thì tỉ lệ quay lại dùng dịch vụ và trả full price là khá thấp. Các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu trên cũng cho biết một số vấn đề với các đối thủ của công ty Groupon mà mình tham gia.
° Among the service businesses (restaurants, educational services, tourism and salon and spa), restaurants fared the worst and salons and spas were the most successful.
° Businesses with unprofitable promotions reported low rates of spending by Groupon users beyond the Groupon's face value and low rates of return to the business again at full price.
° Respondents indicated they had largely negative perceptions of Groupon's competitors.
Tóm lại thì trước khi sử dụng Groupon, doanh nghiệp nên:
- Xác định rõ sản phẩm sẽ tham gia khuyến mại, nên là sản phẩm dịch vụ, sản phẩm mới ra mắt, hoặc các sản phẩm chưa được quảng cáo rộng rãi bằng những phương tiện truyền thông khác.
- Định giá sản phẩm để có mức chiết khấu phù hợp + hạn chế giảm profit margin + đánh mất thương hiệu doanh nghiệp nhất.
- Xác định rõ đối tượng khách hàng nhắm đến khi tham gia Groupon, và xem xét xem sản phẩm cung cấp có phù hợp với customer base của mấy trang Groupon này không.
- Không nên tham gia quá nhiều Groupon, tạo ra nhiều deals gây ra cho khách hàng cảm giác giá deals mới là giá trị thực, và luôn chờ đợi đến lúc có deals mới mua.
- Xây dựng mối quan hệ đối với những khách hàng là người mua Groupon thay vì chỉ giao dịch một lần duy nhất. Bằng các cách như tặng thẻ giảm giá cho lần ăn sau khi đến mua hàng sử dụng coupon, xin địa chỉ email để forward mails về các promotions, clearance etc. doanh nghiệp nên coi Groupon discount là chi phí lâu dài và bằng mọi cách khai thác chi phí đó.
- Tạo ra giá trị thặng dư + dịch vụ vô hình cho khách hàng khi đến mua bằng Groupon.
- Chỉ giảm giá với một số sản phẩm nhất định chứ không giảm giá toàn bộ hóa đơn.
- Tìm cách giữ được khách hàng cũ như tạo ra một cảm giác privilege cho họ khi trả bằng full-price hơn là trả bằng Groupon.
Việc quan trọng nhất đối với doanh nghiệp có lẽ là xác định ngay từ đầu xem sản phẩm doanh nghiệp mình có phù hợp với customer base của Groupon hay không. Thêm việc nữa là các đối thủ cạnh tranh của công ty Groupon mình tham gia có thể sẽ gọi điện làm phiền dài dài hoặc thuyết phục mình chuyển sang bên đó với nhiều khách hàng hơn chẳng hạn.... tránh mắc vào sai lầm là khuyến mại liên tục để KH luôn trong tâm lý săn hàng sale hơn là chịu trả full-price nhé.
Tớ thì tớ chưa sử dụng lần nào và chưa có ý định sử dụng Groupon, có lẽ do tớ kô phải là early adopters hí hí, ai mà thu hút được thì hơi bị khó ^^ Anw, Groupon vẫn là một sân chơi mới cho doanh nghiệp, quá mới, ở Mỹ cũng chỉ mới 2 năm trở lại đây. Việt Nam thì vài tháng thôi. Thời gian tới chắc sẽ phân hóa nhiều hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét