Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

I've Passed Level 1 CFA Dec 2010

I'm so happy that after all my hardworking and white nights, reading thousands pages of text-books, doing thousands questions, giving up my social life, and fighting with my inner-self (about what I really want to do with my life)... almost 4 months... and another one and a half month waiting for the result... I've passed the level 1. I know this level is only a simple step ahead of a much-more-challenging-than-ever road in my life. But I'll keep fighting.

The pass rate this year is desperately low. It's only 36%. Everybody on analystforum (AF) thinks that the MPS should be over 70%. However, I was quite surprised that I got >70% for the Ethical & Professional Standards section. And the other sections in which I had more confidence like Corporate Finance, Equity I got only 51-70%. Hmm.. gonna work them out.

So here's my score:
Multiple ChoiceQ# Topic Max Pts <=50% 51%-70% >70%
- Alternative Investments 8 - * -
- Corporate Finance 20 - * -
- Derivatives 12 - - *
- Economics 24 - * -
- Equity Investments 24 - * -
- Ethical & Professional Standards 36 - - *
- Financial Reporting & Analysis 48 - - *
- Fixed Income Investments 28 - - *
- Portfolio Management 12 - - *
- Quantitative Methods 28 - - *

Lah lah, I'm gonna celebrate this with mah friends...... ^^

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

The American Dream và dòng tộc Rothschild của Chiến tranh tiền tệ (Song Hongbing)

The American Dream...
... hay còn gọi là Chasing the American Dream (tạm dịch: theo đuổi giấc mơ Mỹ). Cách đây mấy năm tớ đã bắt đầu nghe thấy cụm từ này và lờ mờ hiểu được nó thể hiện khát vọng của những người tìm đường đến nước Mỹ, tìm kiếm tự do, sự giàu có và danh vọng. Theo wikipedia thì cụm từ này bắt đầu được sử dụng năm 1931 bởi James Truslow Adams trong cuốn sách của ông "Epic of America"

The American Dream is that dream of a land in which life should be better and richer and fuller for every man, with opportunity for each according to ability or achievement. It is a difficult dream for the European upper classes to interpret adequately, also too many of us ourselves have grown weary and mistrustful of it. It is not a dream of motor cars and high wages merely, but a dream of social order in which each man and each woman shall be able to attain to the fullest stature of which they are innately capable, and be recognized by others for what they are, regardless of the fortuitous circumstances of birth or position.
(tạm dich: Giấc mơ Mỹ là giấc mơ về một vùng đất nơi cuộc sống ngày trở nên tốt hơn, giàu đẹp và no đủ hơn cho tất cả, cơ hội này tùy thuộc vào khả năng và những thành tựu của mỗi người)

The American Dream, that has lured tens of millions of all nations to our shores in the past century has not been a dream of material plenty, though that has doubtlessly counted heavily. It has been a dream of being able to grow to fullest development as a man and woman, unhampered by the barriers which had slowly been erected in the older civilizations, unrepressed by social orders which had developed for the benefit of classes rather than for the simple human being of any and every class.
(Tớ rất dốt dịch Anh - Việt nên xin dừng ở đây!)

Như vậy trong tư tưởng của tất cả chúng ta, Mỹ là một miền đất hứa nơi mọi người được bình đẳng, già trẻ, trai gái, thiểu số, da màu etc tất cả đều được promised là sẽ equally treated. Gần 100 năm nay Mỹ đã luôn đi khắp nơi và rêu rao cái gọi là tự do kiểu Mỹ, giấc mơ Mỹ... Tớ thì chưa một lần đặt chân đến Mỹ. Nước Mỹ qua tớ biết chỉ là ở trong Atlas, qua phim ảnh, những bài hát, với một số nhà kinh tế học, một số giải Nobel, sách truyện của những nhà văn Mỹ, món ăn (fast food?), kì thi SAT, TOEFL... Nước Mỹ đối với tớ còn qua lời kể của một người bạn Việt Nam qua đó du học, qua một quyển sách ảnh một bác người Mỹ tặng, và mới đây là qua quyển sách "Chiến tranh tiền tệ" (Song Hongbing). Từ rất lâu rồi, đối với tớ nước Mỹ không phải là một màu hồng như nhiều người vẫn tưởng. Và người Mỹ họ cũng bắt đầu nhận ra... Hãy xem video clip sau để hiểu rõ người Mỹ đang nghĩ gì...


Và hãy đọc cả "Chiến tranh tiền tệ" của Song Hongbing để biết thêm về Cục dự trữ liên bang Fed của Mỹ...

2011 Resolutions

(Updated 13/05/2011)

Năm mới đến với những mục tiêu mới. Cần phải định hướng rõ ràng năm sau kẻo cuối năm lại ngồi tiếc ngẩn ngơ vì quên làm việc này việc nọ, chưa đi được chỗ này chỗ kia. Và đây là cái list, tạm gọi là 2011 Resolutions:
1.  Đi được (included but not limited to): Campuchia hoặc Myanmar (Yangon +Inle Lake + Mandalay + Bagan), Hàn Quốc, Trung Quốc (Guangzhou), Hà Giang, Sapa (again w/... hí hí), Tây Nguyên (Đắc Lăk, Buôn Mê Thuột) hoặc Nha Trang/Phú Quốc/Mũi Né, loanh quanh Hà Nội (Ninh Bình, Đường Lâm)...
  •  Vỡ kế hoạch: Laos (Vientiane + Vang Vieng + Luang Prabang), Thailand (Chiang Mai, Ayutthaya, Bangkok), India (New Delhi + Agra + Jaipur + Jodpur + Jaisalmer + Dharamsala + Varanasi + Bodgaya + Kolkata)
2. Làm được:
- Chụp được 365 tấm ảnh đẹp, trung bình ngày/tấm
-  Học xong quyển 4 và quyển 5 giáo trình Hán ngữ (còn nếu xong được luôn quyển 6 thì tốt). Update: đã xong quyển 4. Quyển 5 rất dày (20 bài). Cố lên nào ^^
- Quan tâm & sống thân thiện với môi trường hơn
- Chăm sóc sức khỏe, giữ cân nặng ổn định (ở 48kg - 50kg). Đo nhịp tim, huyết áp thường xuyên. Health checkup và dental  visit mỗi 6 tháng.
- Giúp đỡ nhiều người hơn. It's time for some voluntary or charity works.
- Learn something exciting and interesting: belly dance & Buddism
- Continue to work on my portfolio & increase its value by 30%
3. Đọc được:
List sách muốn đọc thì luôn trong tình trạng vô cùng, hiện giờ:
- Chiến Tranh Tiền Tệ by Song Hongbing
- Lords of Finance: The Bankers Who Broke the World By Liaquat Ahamed
- The Intelligent Investor: The Definitive Book on Value Investing. A Book of Practical Counsel by Benjamin Graham, Jason Zweig
- The New Paradigm For Financial Markets by George Soros
- The Authentic Adam Smith: His Life and Ideas by James Buchan
- The Snowball: Warren Buffett and the Business of Life by Alice Schroeder (bản dịch)
- How Starbucks Saved My Life by Michael Gates Gill
- About Faces by James Mann
- Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh by Nguyễn Nhật Ánh :X
- Cánh đồng bất tận - Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
- Dance Dance Dance by Haruki Murakami
- Never Let Me Go by Kazuo Ishiguro
- Water for Elephants: A Novel by Sara Gruen
- The Painter from Shanghai by Jennifer Cody Epstein
- Mùi hương by Patrick Suskind
- Character Is Destiny: The Value of Personal Ethics in Everyday Life by Russell W. Gough
- Windows on the World Complete Wine Course 2009 by Kevin Zraly
- Your Destiny Switch : Master Your Key Emotions, and Attract the Life of Your Dreams! by Peggy McColl, Neale Donald Walsch
- Đối thoại với Lý Quang Diệu by Tom Plate
- The Buddha in Your Mirror: Practical Buddhism and the Search for Self by Woody Hochswender, Greg Martin , Ted Morino
  • Vỡ kế hoạch:
- Eat Pray Love by Elizabeth Gilbert
- The Kite Runner by Khaled Hosseini
- Revolutionary Road by Richard Yates 
- Burmese Days by George Orwell

4. Self-improvement and soft skills:
- Got some sense of humour
- Learn about wine
- Time-management
- Improve productivity

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Trời lạnh

Hà Nội dạo nay rất lạnh, 10 độ là chuyện bình thường. Sáng nay tớ dậy sớm đi chạy, sáng qua mưa gió quá nên chẳng chạy nhảy gì được. Mặc thêm một cái áo nữa, cũng lo chạy được một lúc thì nóng nhưng quả là quyết định đúng đắn... 6h sáng trời vấn tối om, đèn đường vẫn sáng. Lủi thủi chạy một mình, chẳng bù với mùa hè... Chạy được một đoạn thì gặp 2 em mèo đứng ở gốc cây đang hàn huyên tâm sự bàn chuyện báo chí sáng sớm. Hai em nghếch mắt ra nhìn tớ kiểu không thèm chấp, và vẫn bình thản đứng vậy chứ chả thèm chạy đi, lạ chưa.. Chạy qua rồi ngoái lại vẫn thấy hai em nhìn tớ chăm chú. Khi trời bắt đầu mờ mờ (chắc phải 6h15'-20') mới thấy thêm 1 vài cô vài bác. Hôm nay tự nhiên hứng chí tớ chạy không theo đường cũ, lòng vòng lại gặp em chó hoang, sợ quá... thế là stop lại không dám chạy phải đi bộ thật nhanh kèo em í đuổi theo thì chắc tớ chết mất :(( Hx, mai rồi không biết có đi chạy không. Đã nhìn thấy em này một vài lần rồi, có một lần dẫn Sarang (con chó của tớ) đi dạo, thì em này thình lình xông ra, tớ nhìn thấy nó đứng cách 10m vội vàng bế Sarang lên (hồi đó Sarang còn bé) chạy thẳng về nhà, vừa đi vừa lo kẻo 2 con chó nói chuyện với nhau rồi cãi nhau em kia xông vào cắn Sarang hoặc tớ thì tội nghiệp lắm. Tớ về đến cổng khóa cửa lại rồi thì thấy em chó kia đi theo đến tận cổng, cứ đứng ở đây nhìn ngó... Sáng nay lại gặp... Google trên mạng thì ra cái link này. Vậy lần sau đi chạy phải mang theo cái lọ xịt mà mình hay dùng để dạy Sarang rồi... Chạy xong về nhà tập tay với cái Wii, boxing một lúc, uống nước chanh và giờ ngồi typing đây... ^^

Hôm nay là ngày thứ hai Hồ Cẩm Đào đến Washington, đang đọc về Trung Quốc... và Mỹ...

***
Mới đọc được cái này, khá hay, xem thì biết sirloin hay được dùng làm steak nhất, giá đắt hơn tenderloin. Thịt ba chỉ nhà mình hay gọi tiếng Anh chỉ đơn giản là pork belly thôi.



Cái ảnh này tớ lấy ở wiki về, trên đấy viết là phần top sirloin sẽ có giá đắt nhất, xong đến sirloin và cuối cùng là tenderloin ^^




Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Groupon ở Việt Nam

Dạo gần đây đi đâu cũng thấy mọi người xôn xao về mấy cái deals ở mấy trang Groupon Việt Nam. Nhìn sơ qua những deals mà các trang webs này cung cấp thì thấy hầu như là các nhà hàng mới, quán mới, doanh nghiệp nhỏ lẻ muốn tiếp thị sản phẩm công ty mình tới khách hàng nên tham gia Groupon với hi vọng rằng các chương trình khuyến mại, giảm giá trên mấy trang Groupon này có thể thu hút nhiều khách hàng hơn (tất nhiên sau đợt khuyến mại). Tớ không phải dân Marketing, học đại học về Quản trị kinh doanh nên cũng biết qua 4Ps của Philips Kotler thôi. Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan như những gì cảm nhận thì mô hình này vẫn còn khá nhiều hạn chế với các doanh nghiệp Việt Nam (khi tham gia).

Click vào đây để đọc sơ qua thế nào là Groupon, và Groupon ở Việt Nam.

Điểm danh qua một vài trang Groupon ở Việt Nam cho bạn nào quan tâm:

1. Muachung.vn: trang này hình như là trang Groupon đầu tiên của Việt Nam, thuộc VC Corp (Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam). Tớ còn nhớ cái deal đầu tiên của muachung.vn là bán iPhone 4 với giá đâu như 13tr. Đợt đấy kô care lắm, nhưng có vẻ như sau cái deal đầu tiên này nhiều người biết đến Muachung.vn hơn. Khá khen, đây gọi là lấy tiếng vang và độ hot của iPhone 4 để gây sự chú ý. Khổ, dân Việt Nam chuộng iPhone mà =). Muachung.vn hiện nay có ở Hồ Chí Minh, Hà Nội và mới mở rộng ra Đà Nẵng. VC Corp thì có anh Vương Vũ Thắng, và cũng là chủ của 1 số websites nổi tiếng khác như cafef.vn, muare.vn, enbac.com, kenh14.vn etc.
2. Cucre.vn: trang này thuộc về vatgia.com. Đọc trên mạng thấy anh chủ vatgia.com là anh Nguyễn Ngọc Điệp xây vatgia.com sau khi đi Nhật về và đã từng nhận được sự trợ giúp của IDG Venture (quỹ chuyên đầu tư vào những công ty mới, có tiềm năng tập trung ở San Fransisco, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam - sở dĩ có Việt Nam vì nghe đâu anh Tổng giám đốc IDG Venture Vietnam là người Việt và đã mang IDG Venture về Việt Nam --- cái này trong Finance gọi là "venture capital", thuộc loại hình đầu tư mạo hiểm hơn mua cổ phiếu =) và cũng tốn thời gian hơn =) lại lan man rồi ^^) Cảm nhận về cucre.vn là deals chưa đặc sắc, số lượng người mua ít hơn ở muachung.vn
3. Deal.zing.vn: trang này là của Vinagame - VNG Corporation. Thấy trên website cho phép xem deals ở khá nhiều địa điểm khác như Hải Phòng, Huế, Khánh Hòa, Bình Dương etc. nhưng chủ yếu mới chỉ phát triển ở khu vực Hồ Chí Minh, deals ở Hà Nội kô có cái nào T__T Điểm yếu của trang này đó là thanh tóan bằng hệ thống riêng "Zing Xu" (tớ chưa nghe tên bao giờ luôn). Phải nói là Deal của Zing nên thay đổi khẩn trương cái này. Nghe đã thấy khó khăn rồi, nghe đâu cách thức nạp tiền + chuyển đổi cũng khá rắc rối và không user-friendly lắm.
4. Hotdeal.vn: trang này thuộc về Vinabook. Nhìn cái list chọn địa điểm mà choáng luôn =) khéo đủ cả 63 tỉnh thành trong cả nước. Btw, hotdeal.vn mới chỉ triển khai được ở HCM. Mà cung cách bán hàng của hotdeal.vn y hệt như trang vinabook.com, tức là mua hàng xong chẳng ai gọi điện confirm cho mình cả. Trang vinabook mấy lần mình mua sách mua xong 3 ngày trước 3 ngày sau mới alô bảo "bên em hết sách đó rồi" >__<
5. Nhommua.vn: là trang của diadiem.com, thanh toán chủ yếu bằng Paypal + COD (tiền mặt trực tiếp khi giao hàng). Hiện giờ đang có cái deals bốc thăm trúng iPhone 4 ^^ chắc học đc của mua chung. Nhưng kô phải là mua với giá hời mà là bốc thăm trúng thưởng, tỉ lệ trúng cao hơn nếu forward được deal đến cho bạn bè. Hiện giờ chỉ có mỗi HCM thôi, bùn thía ^^
6. Cungmua.com: thuộc về tichluydiem.com. Chưa có ở HN, và số lượng deals ít.
7. Runhau.vn: thuộc công ty cổ phần Đoàn Kết - Cartel Holdings JSC. Có ở cả Hà Nội và HCM, nhiều deals hấp dẫn và hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Số lượng người mua rất ít.
8. Kenhgia.com: thuộc PMTIS, Co Ltd. Trang này tớ không hiểu lắm về cách thức thanh toán, trên trang đề là: Để nhận Mã Khuyến Mãi, Soạn tin theo cú pháp KG2 25851 gửi 8188 chỉ 1000 vnd. Nhưng có bạn than phiền nhắn tin xong mất 1K mà không thấy mã gửi đến, đồng thời không hiểu phương thức thanh toán kiểu gì.
9. Phagia.com.vn: thuộc Phununet.com, có vẻ khá nhiều deals hay, đa dạng tuy nhiên vẫn còn ít người  mua. Điểm mạnh  nữa là người mua có thể dùng thẻ Visa/Master để thanh toán. Đã triển khai ở Hà Nội, Hồ Chí Minh.
10. Vndoan.com: thuộc Công ty TNHH Công nghệ mạng Thiên Hy Long. Cũng đang có deal về iPhone 4. Đã triền khai cả ở Hà Nội và Hồ Chí Minh, có kha khá người mua rồi.
11. Xommua.com: trang này mới lập ra, trông vẫn còn sơ sài.
12. Hatde.com.vn
13. Doimua.vn

Tớ nghe nói còn vài trang đang rục rịch lên web trong thời gian sắp tới :D (trong đó có groupon.biz) Mấy bác Việt Nam đúng là giỏi chạy theo mốt, cứ cái gì hot là chạy tán loạn lên.

Hạn chế của Groupon đối với các doanh nghiệp tham gia:

Thứ nhất Brand Devaluation hay tạm dịch ra là đánh mất giá trị thương hiệu. Ví dụ như thế này bạn là khách hàng trung thành của một nhà hàng chuyên steak kiểu Mỹ, và khi ăn ở đó bạn cảm thấy mình là một người sành điệu. Cái brand của cái nhà hàng đó đã in sâu trong bạn, và bạn nghĩ rằng thức ăn ở đó cũng tương đương với một số nhà hàng khác thôi tuy nhiên khi ăn ở đó bạn lại có một cảm giác tự tin hơn, khiến bạn cảm thấy ngon hơn, và thường xuyên ăn ở đó hơn, như để khẳng định bản thân mình. Và nếu giả sử một ngày đẹp zời nhà hàng đó có deal trên một trang Groupon nào đó chẳng hạn. Bạn bỗng thấy giá trị mình vẫn bỏ ra, giờ người khác chỉ phải trả 50% hoặc thậm chí ít hơn. Bạn tức giận, giận dỗi, rồi bạn ghét bỏ luôn cái nhà hàng mà bao lâu bạn vẫn hay ăn ở đó. Như vậy, Groupon sẽ làm cho một số doanh nghiệp đánh mất giá trị thương hiệu của mình, và từ đó đánh mất một số khách hàng thân thiết.
Nhìn xa ra một chút chúng ta sẽ thấy các thương hiệu thời trang đình đám thế giới (designer fashion houses) như là Roberto Cavalli, Dolce Gabbana, Moschino... họ đều tạo ra những cheaper brands gọi là diffusion brands để nhắm vào những đối tượng thích fast-fashion và ít disposable income hơn, đồng thời price-conscious hơn. Và nếu vẫn dùng thương hiệu cũ để bán thì họ sẽ làm mất giá trị thương hiệu lẫn làm mất những khách hàng hiện đang có, vì thế họ đã tạo ra những thương hiệu ăn theo như Just Cavalli của Roberto Cavalli, Jimmy Choo Lavender của Jimmy Choo, Vivienne Westwood Anglomania của Vivienne Westwood, Marc by Marc Jacobs của Marc Jacobs, D&G của Dolce Gabbana etc. Cũng có những trường hợp ngược lại khi một nhãn hiệu bình dân phát triển dòng sản phẩm thời thường hơn với phân khúc khách hàng cao cấp hơn như Adidas by Stella McCartney, Steven by Steve Madden etc. Lại có những fashion houses họ không tạo ra diffusion brands để kô bị mất giá trị thương hiệu gốc của mình, ví dụ tiêu biểu là Louis Vuitton, Hermes & Burberry, trong đó có Louis Vuitton không bao giờ discount/on sale các sản phẩm của mình.

Thứ hai là về Customers. Doanh nghiệp khi tham gia Groupon chắc đều hi vọng sẽ thu hút được khách hàng lâu dài, hay gọi là khách hàng trung thành. Những người này có giá trị hơn gấp ngàn lần so với những khách hàng ghé một lần rồi thôi, bởi họ sẽ giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đó đến với bạn bè, gia đình, người thân, và sẽ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp đến nhiều năm sau này. Tuy nhiên, nhìn lại thị trường Việt Nam hiện nay, Việt Nam hẵng còn là một đất nước với dân số trẻ, GDP bình quân đầu người hơn 1k3$ (mới đc xếp hạng khỏi những nước nghèo). Phần lớn người Việt Nam đều là những khách hàng khó tính và price-conscious (nhạy cảm về giá cả). Khi lướt xem những trang Groupon mình thấy rất nhiều những deals của các nhà hàng Hàn Quốc, Nhật Bản. Có deal ăn 800K bình thường giảm xuống còn gần 400K. Như vậy thử hỏi sau một lần ăn khoảng 400K (cho 4 người như thế) có bao nhiêu % trong số họ sẽ quay lại và sẵn sàng trả 800K? Không. Trong tư tưởng họ khi ăn bữa đó đã có suy nghĩ là bữa ăn đó chỉ đáng giá 400K hoặc ít hơn thôi. Nếu không, họ sẽ lại lên những trang Groupon và tìm những deals khác. Đó không phải là những khách hàng sành ăn, hay những người có disposable income cao. Với họ, giá cả quan trọng hơn, cái này gọi là cost-benefit dilemma, họ sẵn sàng đánh đổi benefit một chút (ở đây là ăn ngon) với chi phí bỏ ra.

Thứ ba là về Products. Ở đây có một số doanh nghiệp kinh doanh physical products đã sai lầm khi chọn Groupon là kênh quảng cáo. Ví dụ mới đây tớ thấy một công ty có bán rẻ chuột quang trên cucre.vn, mình tự hỏi không biết sau vụ discount này công ty có thể thu hút thêm mấy % khách hàng? Chuột máy tính mua 1 lần thì dùng chắc phải mấy năm sau mới đổi (với tớ là thế). Thêm nữa nếu thương hiệu của doanh nghiệp chưa đủ mạnh đến một mức nào đó để khách hàng "ngờ ngợ" về doanh nghiệp đó thì cái tên của DN cũng sẽ chìm vào lãng quên mà thôi. Tớ đọc đâu đó là Groupon chỉ phù hợp với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhanh và thiết yếu như nhà hàng, giải trí, bars, pubs etc... chống chỉ định cho những doanh nghiệp bán sản phẩm vật chất.

Thứ tư là về Price và Profit Margin. Khi tham gia Groupon, các doanh nghiệp sẽ phải chiết khấu % cho khách hàng, và cho cả site đăng deals nữa. Như vậy lợi nhuận giảm rõ rệt, lỗ thì không chắc nhưng chắc chắn là profit margin sẽ thấp hơn. Nếu so sánh với các loại hình marketing khác có thể nhắm đến từng đối tượng cụ thể như tivi, báo đài etc. thì trước khi tham gia Groupon doanh nghiệp nên biết là đối tượng mình nhắm vào sẽ là những người internet-savvy, trẻ, price-conscious, early adopters. Như vậy bao nhiêu % discount là vừa? Cái này lại phải market research thôi. Không nên discount quá nhiều, cũng không nên quá ít. Nên biết định giá chính xác để vừa tăng được profit margin + lượng khách hàng thu hút. Sai lầm của một số doanh nghiệp là giảm giá quá sâu, dẫn đến làm giảm hình ảnh + thương hiệu công ty cũng như sản phẩm cung cấp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải làm sao cho khách hàng có cảm giác họ trả ít hơn nhiều so với sản phẩm và dịch vụ họ nhận được trong lần mua sắm đó: ví dụ như thiên về tư vấn khi cung cấp, dịch vụ hậu mãi etc.


Thứ năm: Distribution: Ở nước ngoài, chắc chắn một điều khi bạn dùng thẻ giảm giá để mua hàng hay khi bạn mua full price bạn đều được phục vụ như nhau. Nhưng có lẽ quy luật này không được áp dụng ở Việt Nam. Tớ thì chưa thử nghiệm mua hàng và dùng thử coupon ở mấy trang trên, nhưng đã nghe nhiều người phàn nàn là khi dùng coupon để gọi điện đến đặt chỗ vào những giờ cao điểm chẳng hạn thì bị từ chối. Doanh nghiệp nếu mắc phải lỗi này thì phải xem xét lại. Với những khách hàng price-conscious này họ khó tính hơn và họ đòi hỏi sự công bằng khi mua coupon, nếu không họ sẽ không mua nữa. Và để thu hút những khách hàng như thế này doanh nghiệp cũng phải bỏ ra chi phí cao hơn. Vì thế hãy xác định là mình sẽ mất chi phí này ngay từ đầu để tạo ra một quá trình distribution mà smooth và gây được hài lòng từ khách hàng nhất.

Thứ sau: mới đây một bài nghiên cứu của Utpal M. Dholakia (Rice University, USA) đã chỉ cho thấy rằng mô hình Groupon tuy là win-win situation tuy nhiên consumers vẫn có lợi hơn so với doanh nghiệp, và:
° Groupon promotions offer the most benefit for businesses in which the promotion does not cannibalize sales to existing customers.
° Among the service businesses (restaurants, educational services, tourism and salon and spa), restaurants fared the worst and salons and spas were the most successful.
° Businesses with unprofitable promotions reported low rates of spending by Groupon users beyond the Groupon's face value and low rates of return to the business again at full price.
° Respondents indicated they had largely negative perceptions of Groupon's competitors.
Như tớ đã nói ở trên, Groupon không có lợi nếu nó làm mất những khách hàng hiện có. Thứ hai, Groupon tốt cho những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như salons, spas, bars, pubs, tuy nhiên nhà hàng, quán ăn lại khá thất bại khi sử dụng Groupon. Với những khuyến mại không có doanh thu thì tỉ lệ quay lại dùng dịch vụ và trả full price là khá thấp. Các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu trên cũng cho biết một số vấn đề với các đối thủ của công ty Groupon mà mình tham gia.

Tóm lại thì trước khi sử dụng Groupon, doanh nghiệp nên:
- Xác định rõ sản phẩm sẽ tham gia khuyến mại, nên là sản phẩm dịch vụ, sản phẩm mới ra mắt, hoặc các sản phẩm chưa được quảng cáo rộng rãi bằng những phương tiện truyền thông khác.
- Định giá sản phẩm để có mức chiết khấu phù hợp + hạn chế giảm profit margin + đánh mất thương hiệu doanh nghiệp nhất.
- Xác định rõ đối tượng khách hàng nhắm đến khi tham gia Groupon, và xem xét xem sản phẩm cung cấp có phù hợp với customer base của mấy trang Groupon này không.
-  Không nên tham gia quá nhiều Groupon, tạo ra nhiều deals gây ra cho khách hàng cảm giác giá deals mới là giá trị thực, và luôn chờ đợi đến lúc có deals mới mua.
- Xây dựng mối quan hệ đối với những khách hàng là người mua Groupon thay vì chỉ giao dịch một lần duy nhất. Bằng các cách như tặng thẻ giảm giá cho lần ăn sau khi đến mua hàng sử dụng coupon, xin địa chỉ email để forward mails về các promotions, clearance etc. doanh nghiệp nên coi Groupon discount là chi phí lâu dài và bằng mọi cách khai thác chi phí đó.
- Tạo ra giá trị thặng dư + dịch vụ vô hình cho khách hàng khi đến mua bằng Groupon.
- Chỉ giảm giá với một số sản phẩm nhất định chứ không giảm giá toàn bộ hóa đơn.
- Tìm cách giữ được khách hàng cũ như tạo ra một cảm giác privilege cho họ khi trả bằng full-price hơn là trả bằng Groupon.

Việc quan trọng nhất đối với doanh nghiệp có lẽ là xác định ngay từ đầu xem sản phẩm doanh nghiệp mình có phù hợp với customer base của Groupon hay không. Thêm việc nữa là các đối thủ cạnh tranh của công ty Groupon mình tham gia có thể sẽ gọi điện làm phiền dài dài hoặc thuyết phục mình chuyển sang bên đó với nhiều khách hàng hơn chẳng hạn.... tránh mắc vào sai lầm là khuyến mại liên tục để KH luôn trong tâm lý săn hàng sale hơn là chịu trả full-price nhé.

Tớ thì tớ chưa sử dụng lần nào và chưa có ý định sử dụng Groupon, có lẽ do tớ kô phải là early adopters hí hí, ai mà thu hút được thì hơi bị khó ^^ Anw, Groupon vẫn là một sân chơi mới cho doanh nghiệp, quá mới, ở Mỹ cũng chỉ mới 2 năm trở lại đây. Việt Nam thì vài tháng thôi. Thời gian tới chắc sẽ phân hóa nhiều hơn.

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

你不知道的事 - Wang Lee Hom (王力宏)


Lần đầu tiên nghe bài này mình đã khóc, đó là khi Đỗ Minh Hán (Wang Lee Hom) hát bài này phổ từ bài thơ mà Tống Hiểu Thanh (Liu Yifei) viết tặng Mộ Phàm. Đỗ Minh Hán yêu Tống Hiểu Thanh, tuy nhiên cô gái này lại đem lòng cảm mến Mộ Phàm. Khi tiếng hát của Minh Hán cất lên, mình có thể cảm nhận được tình yêu mà anh gửi gắm vào từng nốt nhạc, hòa quyện với tình yêu của cô gái trẻ Hiểu Thanh. Bài hát này xuất hiện trong bộ phim Thông Cáo Tình Yêu (Love in Disguise - 恋爱通告). Đây là một phim tình cảm nhẹ nhàng, lãng mạn, xem cũng tạm được. Được rate 6.0/10 ở IMDB.


汉语 & Pinyin:


蝴蝶眨几次眼睛
húdié zhǎcì yǎnjing
才学会飞行
cái xuéhuì fēixíng
夜空洒满了星星
yèkōng sǎ mǎn le xīngxīng
但几颗会落地
dàn jǐ kē huì luòdì

我飞行 当你坠落之际
wǒ fēixíng dāng nǐ zhuìluò zhī jì
很靠近 还听见呼吸
hěn kàojìn hái tīngjiàn hūxī
对不起 我却没捉紧你
duìbuqǐ wǒ què méi zhuō jǐn nǐ

你不知道我为什么离开你
nǐ bùzhī dào wǒ wèishénme líkāi nǐ
我坚持不能说放任你哭泣
wǒ jiānchí bùnéng shuō fàngrèn nǐ kūqì
你的泪滴想倾盆大雨 碎落满地
nǐde lèi dī xiǎng qīngpéndàyǔ suì luò mǎn dì  
在心里清晰
zài xīnli qīngxī

你不知道我为什么狠下心
nǐ bùzhī dào wǒ wèishénme hěn xià xīn
盘旋在你看不见的高空里
pánxuán zài nǐ kàn bújiàn de gāo kòng lǐ
多的是 你不知道的事
duō de shì bùzhī dào de shì

Mọi người có thể vào đây (Zing) để nghe và download. 

6+ cách phân loại sách và tips để có những quyển sách đi cùng năm tháng

Sách là một phần không thể thiếu được của cuộc sống. Công nghệ hiện đại ngày nay đã mang đến cho con người nhiều cách thức để đọc sách hơn, từ Kindle, Nook cho đến iPad. Tuy nhiên, tớ tin chắc rằng những cuốn sách "thật", thơm mùi giấy, có bìa bóng bẩy đẹp đẽ vẫn là những quyển sách thường thấy nhất. Chẳng biết có phải tớ là tuýp người truyền thống hay không chứ tớ vẫn thích sách giấy hơn. Tớ thích sách được tặng, có lời đề tặng ở những trang đầu. Tớ thích sách đọc đi đọc lại nhiều lần rồi, mỗi lần giở lại có thể giở ngay ra được trang có những đoạn mà mình đặc biệt thích. Tớ thích cả những chiếc bookmarks (kẹp sách) xinh xinh, luôn có những câu trích dẫn đáng yêu nhất, như một lời động viên mỗi khi ngồi đọc sách.

Trong Thiên chúa giáo, có một câu nói rất nổi tiếng "Show me your friends, I'll tell who you are". Tớ tạm xuyên tạc câu này ra thành, hãy cho tôi xem sách của bạn và tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai... Sở dĩ như thế vì đối với tớ sách như những người bạn im lặng. Sách không thể nói nhưng lại có thể dạy bạn rất nhiều điều. Sách mang đến những điều thần kì ít ai có thể ngờ tới nhất. Cách đây hơn 140 năm sách đã viết về những chiếc tàu ngầm (Hai vạn dặm dưới đáy biển, Jules Verne), và đến những năm đầu thế kỉ 20, tàu ngầm đã trở thành những biểu tượng quân sự phổ biến.

Yêu sách rồi, chắc bạn cũng muốn làm sao để giữ sách được đẹp nhất, lâu nhất. Ngày còn đi học, cô giáo vẫn thường yêu cầu học sinh phải bọc sách vở cẩn thận. Hồi đó, tớ thường bọc sách vở 2 lớp, lớp đầu tiên giấy màu, rồi lớp thứ 2 là plastic (không biết diễn tả thế nào). Đến bây giờ nếu có dịp tớ vẫn bọc sách bằng lớp plastic đó. Nếu mọi người đã từng đến thư viện L'espace của Trung tâm văn hóa Pháp, Tràng Tiền, mọi người sẽ thấy được lớp plastic đó đã giúp ích như thế nào với sách ở thư viện, nơi có hàng ngàn người mượn và người đọc mỗi ngày. Nhược điểm của phương pháp này là giấy bọc thì chỉ có ít size mà sách thì có rất nhiều kích cỡ phong phú. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể mua về, tự cắt theo ý mình, và vẫn có size theo mình mong muốn (tớ sẽ chụp ảnh minh họa sau). Sách bây giờ thì bìa đã thường bóng rồi, tuy nhiên nếu có thêm lớp plastic này thì sách sẽ đẹp và giữ được lâu hơn. Ngoài ra các nhà xuất bản ở Việt Nam hiện nay cũng bắt đầu sản xuất những quyển sách có bìa dày (hardcover), với những sách này tớ nghĩ vẫn phải có lớp plastic (nếu có thể).


Dưới đây là một số cách giúp các bạn phân loại sách khi sắp lên giá sách.
1. Theo bảng chữ cái: Đây có lẽ là phương pháp phổ biến và đáng tin cậy nhất. Bạn có thể chọn tên tác giả để phân loại (ví dụ như: Dan Brown, J. K. Rowling, Nguyễn Nhật Ánh) hoặc tựa sách (e.g. Da Vinci Code, Harry Potter I, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh).
2. Theo thể loại: Nếu bạn có nhiều sách đủ để phân chúng thành những thể loại khác nhau thì phương pháp này có lẽ phù hợp nhất. Bản thân tớ cũng dùng phương pháp này. Và các thể loại tớ có trong giá sách của mình là Fiction (tiểu thuyết), Mystery & Thrillers (Trinh thám), Reference (Tra cứu), Non-fiction gồm History (Lịch sử), Geography (Địa lý), Science (Khoa học), & Biographies & Memoirs (Hồi kí), Art & Design (sách nghệ thuật, ca nhạc, nấu ăn & thiết kế), Magazines (tạp chí chuyên ngành) và Others (dành cho các loại sách khó có thể phân vào những loại trên). Một cách đơn giản hơn là bạn có thể phân loại sách theo kiểu fiction, non-fiction & others.
3. Theo thứ tự thời gian: Cách này hơi phức tạp hơn chút, đó là bạn phân loại sách theo từng thời kì sách được xuất bản. Ví dụ như Cổ đại, Trung đại, Cận đại, Hiện đại etc. Tuy nhiên cách này không phù hợp với những bạn chủ yếu đọc sách hiện đại (sách được xuất bản tứ cuối TK 20 - đến nay) như tớ chẳng hạn. Cách này phù hợp với những bạn học chuyên về Văn hay Sử, khi hay phải đọc sách từ những thế kỉ trước.
4. Theo màu sắc: Sách được phân loại theo màu của bìa sách. Ví dụ theo 7 màu của cầu vồng chẳng hạn. Cách này phù hợp với việc trang trí nhà cửa hơn là phục vụ cho việc tìm sách dễ nhất. Tuy nhiên đôi khi cũng rất thú vị để phân loại sách theo cách này, ví dụ như một quyển có bìa đen, rồi một quyển có bìa trằng :)) tạo thành một dải những viền đen trắng khác nhau trên giá sách. Ngoài ra bạn có thể bọc sách theo những màu mình thích. Ví dụ như bạn có một list tập hợp những quyển mình thích nhất, bạn có thể tự làm một cái colored lable và dán vào gáy sách, từ đây bạn có thể tìm lại được chúng dễ dàng hơn. Tớ đã áp dụng cách này với những quyển textbooks mà ngày xưa chuyên phải đi photocopy, trên gáy sách không có chữ nào nên tớ ra hàng mua những cái label màu trắng dán được 1 mặt, về nhà cho vào máy in, và thế là có được một cái lable để dán vào sách, trông rất pro lại dễ tìm khi cần gấp hí hí.
5. Theo sở thích cá nhân: Bạn cũng có thể phân sách theo sở thích của mình, ví dụ như "5 sao" dành cho những quyển sách rất hay, và bạn muốn đọc lại trong tương lai, sách "4 sao" là những quyển đọc được, có thể giới thiệu cho bạn bè, gia đình etc. sách "3 sao": bình thường etc...
6. Những cách khác: Ngoài những cách trên thì còn rất rất nhiều cách phân loại sách khác, ví dụ như:
- Theo trình tự đọc/mua, không cần biết sách theo thể loại gì, thứ tự như thế nào, bạn có thể xếp theo kiểu ngẫu hững là cứ khi nào mua về/đọc xong thì xếp lên giá. Cách này có lẽ hơi ngổn ngang nhưng phù hợp với bạn thích mọi thứ theo trật tự của riêng mình :D
- Combo: đây là phương pháp kết hợp, ví dụ bạn có thể kết hợp phương pháp (2) và (1) ở trên, tức là sau khi phân loại theo thể loại rồi bạn lại tiếp tục phân loại theo bảng chữ cái. Hoặc (2) và (4), hoặc (5) và (1)... whatever ^^
- Theo chồng: cách này chúng ta sẽ không xếp sách theo chiều dọc dựng lên giá sách mà xếp chúng chồng lên nhau, chủ yếu cho mục đích trang trí nhiều hơn. Cách này vì thế mà đòi hỏi phải gu thẩm mĩ nhiều hơn để có thể xếp một chồng sách đẹp và bắt mắt.
- Theo kích thước: với cách này bạn sẽ xếp sách tùy theo kích thước như sách to nặng >>> sách bình thường >>> sách nhỏ


Chú ý khi xếp sách lên giá:
- Đặt sách/thể loại sách mình thích nhất ở tầm ngang so với mắt mình.
- Mỗi khoang sách chừa khoảng 10% chỗ trống
- Thi thoảng dọn dẹp lại giá sách xem những quyển nào chưa đọc đến/không dùng nữa để lên danh sách đọc nốt, hoặc đem đi quyên góp, từ thiện

Ngoài ra nếu có thời gian hãy tự làm cho mình một cái list có tổng hợp những sách mình có cùng với tên tác giá, nhà xuất bản, tháng năm xuất bản, số IBSN (nếu có).

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

Các trang web nghe nhạc tiếng Trung online cho các bạn đang học tiếng Trung

Ngày xưa tớ hay nghe online ở trang www.haoting.com nhưng mới đây trang này đã bị đóng cửa. Thế là phải ngồi search để xem còn trang nào khác nghe được không. Tớ tìm được 1 vài trang sau:
1. Sogou: Trang này là một trang nhỏ của công cụ search Sogou, giống kiểu mp3.zing.vn nhà mình, có mấy kiểu TOP 100 ca khúc mới, TOP 100 ca sĩ, TOP new single etc. Có thể click 更多 ở góc bên phải phía trên mỗi ô để xem toàn bộ các ca khúc trong list. Sau đó click  全部播放 (Play all) cũng ở trên cùng bên phải. Nhược điểm của trang này là khi click nghe nó sẽ pop up ra một trang mới, và từ đây bạn sẽ có thể thấy lyric (歌词) của các ca khúc đang nghe, nhưng không thể copy lại lời của những bài hát để lưu giữ hay in ra để tự học lại lời. Với những bạn đang học tiếng Trung như mình thì có lẽ đây là một nhược điểm lớn. Mình rất thích in lời của những bài hát mình thích, và tập hát theo. Có lẽ đây là một cách học từ mới rất tốt. Ngày xưa ở trang haoting.com mình vẫn có thể copy làm việc này nhưng với Sogou thì không. Tuy nhiên nếu bạn là người đã có khả năng đọc hết hầu hết các lời bài hát thì trang này có một điểm khá thú vị là phần lời bài hát sẽ chạy theo bài hát, nghĩa là bạn có thể hát theo như khi hát karaoke. Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách copy tên bài hát ra trình duyệt google và tự tìm lời bài hát từ google. Nói chung thi thoảng tớ vẫn dùng Sogou để nghe những bài trong list top của nó.
2. Soso: Trang này cũng giống Sogou ở một điểm là cùng là một trang nhỏ của một công cụ search online, ở đây là Soso.com. Tương tự như trang Sogou, bạn không thể copy lại lời ca khúc về máy của mình. Trang này có list các ca khúc Âu Mỹ đang nổi (欧美流行榜). Nghe nhạc Trung chán muốn đổi gió sang nghe các ca khúc tiếng Anh thì có thể vào đây để nghe. Nhược điểm của trang này là không hiểu sao khi pop up ra một trang mới khá là chậm, mãi mới lên. Có thể do đường truyền nhà mình, tuy nhiên với các trang khác thì vẫn nhanh như thường.
3. Baidu:  Viết đến đây mới thấy sao Trung Quốc nhiều công cụ search online thế? Baidu cũng là một trong số đó. (Thấy Việt Nam mình hẻo quá, toàn dùng google.com.vn). Baidu có nhiều list nhạc hơn, có cả TOP 200, TOP 500. Trang này không cung cấp lời bài hát trong khi nghe. Nhược điểm rất lớn. Tớ ít khi dùng Baidu để nghe.
4. Kugou: Trang này review sau. Lyric không copy được, tuy nhiên chạy chữ và hiện màu giống hệt khi hát karaoke. Có list Cool và New khá hay.
5. YY MP3: Trang này là trang yêu thích nhất của tớ. Lý do đơn giản là tớ có thể copy được lời bài hát về, cho vào Chinese Tools* để có phiên âm pinyin và từ đây có thể nghêu ngao hát hí hí. Trang này có giao diện gần giống với trang haoting.com ngày trước. Trên này cũng có rất nhiều nhạc Anh Mỹ cho bạn nào thích nghe tiếng Anh.
Ngoài mấy trang trên thì còn có mấy trang sau:
- www.songza.com để nghe đài, Trung, Anh, Mỹ đủ cả.
- www.youtube.com tất nhiên cái này không thể thiếu.
- www.imeem.com có thể tạo song list để nghe hoặc share trên blog. Tuy nhiên, lâu lắm tớ kô vào đây. Kô hiểu nó còn bị lock chỉ cho nghe 30 giây kô?
- www.51t.com trang này của Trung Quốc
- www.7yin.com



*Chinese Tools Pinyin là một công cụ cho phép bạn paste đoạn tiếng Trung (simplifed or traditional) vào và sau đó bạn nhận được phiên âm Pinyin. Công cụ này rất hữu ích cho các bạn đang học tiếng Trung.