Thứ Tư, 2 tháng 4, 2008

Book Review: Em ở đâu by Marc Levy



Nhà xuất bản: Nhã Nam
Trần Ngọc Thư dịch.

Vẫn theo motuyp tình yêu lãng mạn. Chuyện kể về Susan và Philip. Họ đã cùng lớn lên cùng nhau và muốn chia sẻ tất cả với nhau. Tình yêu của tuổi trẻ luôn mạnh mẽ và lạc quan, họ tin rằng có thể yêu nhau mãi mãi bất chấp không cùng sống tại một nơi. Susan muốn giúp những người dân nghèo chống lại nạn đói ở Châu Phi, còn Philip muốn sang Manhattan để lập nghiệp.

Khi họ chia tay để đi trên những con đường riêng của mình, Philip hứa rằng, nếu có bất cứ điều gì xảy ra với Susan, anh sẽ bất chấp mọi thứ và tới bên cô. Với anh cô sẽ là mãi mãi, không một ai có thể tách cô ra khỏi cuộc đời anh.

Cuộc sống thì khắc nghiệt và không hề đơn giản như ta mong muốn. Có biết bao biến động sẽ xảy ra và tình yêu của họ có là vĩnh cữu?...
(trích từ internet)

Nói thật lòng thì tớ không thích quyển truyện này 1 tí nào. Mô tuýp tình yêu quen thuộc bị biến tấu bởi những nhân vật và tình tiết "vô duyên". Không biết sao nhưng lúc đọc truyện tớ có cảm giác tức một cách anh ách. Hay tại tớ không đủ độ lượng, đủ tốt như nhân vật Philip và Mary trong truyện? Tớ cũng chẳng thừa vị tha để có thể tha thứ cho cô Susan. Vì Susan mà Mary đã phải yêu và chung sống với Philip suốt 15 năm trong khi lúc nào Philip cũng có hình bóng và suy nghĩ về Susan (một dạng kiểu ngoại tình về tư tưởng). Có thể là tớ ích kỉ. Nhưng thử hỏi khi chồng mình luôn mang hình bóng của người cũ, và bây giờ mình phải nuôi con gái của người ta... sao mà chịu nổi? Còn anh chàng Philip? Anh ý đã sống và chờ đợi Susan, đã yêu (liệu có phải là yêu?) cô ấy từ hồi thơ ấu, và rồi để đến lúc 2 người mỗi người một lý tưởng sống, một con đường khác nhau, chia tay nhau và... Họ tiếp tục yêu nhau, nhưng không một lần nào: Philip rời bỏ công việc, sự nghiệp của mình để đến thăm Susan, chia sẻ cuộc sống của Susan. Còn Susan thì, không lúc nào dành quá 2 tiếng cho Philip: họ xa nhau 1 năm trời, liên lạc qua thư tay vài tháng 1 lá, và gặp nhau một vài tiếng ở phi trường Newark, nơi Susan chuyển máy bay đến Miami. Susan luôn muốn "điều khiển" Philip chứ không phải là yêu và nghe theo anh. Nên nhớ, một tình yêu đẹp bao giờ cũng là sự chia sẻ, đồng cảm, đón nhận sự khác biệt và chấp nhận, chứ không phải là "một người chỉ huy, một người tuân lệnh". Còn Susan, cái nhân vật mà tớ đáng chán ghét nhất trong cả câu chuyện này, thì có một lý tưởng sống đến kỳ cục. Cô ấy, thậm chí không thể mang lại tình yêu, sự chăm sóc cho những người cô ấy yêu thương: Philip và Lisa (con gái), thế mà lúc nào cũng tỏ ra là mình làm đang làm một điều cao cả và vĩ đại: trở thành tình nguyện viên đi cứu hộ ở Honduras, nơi thường xuyên bị những trận bão hoành hành. Cô này chẳng "trần trụi, thực tế" tí nào. Ừ thì cuộc sống phải có người này người khác, tớ thì tớ ghét những người như cô Susan này.

Nếu không phải quá nhiều người cứ nhai đi nhai lại, Em ở đâu của ML hay lắm, thì có lẽ tớ đã không tha lôi cái quyển này về nhà, và nghiền ngẫm nó trong nửa tháng trời qua. Thật phí thời gian. Thà dành thời gian ngồi nhai lại Con hủi còn hay hơn.

Góp ý với NXB Nhã Nam: Trong truyện có một vài lỗi chính tả nhỏ, như:
- trang 21: ... trỗ ẩn náu... (dòng thứ 3 từ dưới lên)
- trang 151: ... sandiniste! Có thể tràn qua biên giới... (dòng thứ 13 từ dưới lên)
- khoảng những trang 186, 187: nhân vật Lisa bị gọi bằng quá nhiều đại từ nhân xưng khác nhau: Nó, Cô bé, Em, Lisa đôi khi gây ra khoảng hẫng. Đang dùng từ "em" ở câu trước, lúc sau đã chuyển sang "nó".
Trang 184: ... Khi bước ra đến cửa, em quay lại nhìn một lần cuối về phía phòng bếp và, vẫn lần đường đi trong bóng tôi, em quay trở về giường của mình.
Trang 185, và nửa đầu trang 186: Lisa vẫn được gọi là "em"
Cuối trang 186: ... Nó rất ghét ý nghĩ đang trong vòng kiềm tỏa của ai đó, mẹ của nó chưa bao giờ làm như vậy...
Cứ gọi là Lisa, hoặc em, hoặc cô bé có phải hay không. Tự dưng cho từ "nó" vào, nghe thật là mất thẩm mĩ.

Nhưng, tớ không recommend các bạn đọc quyển này đâu.