Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Black Swan - Thiên nga đen

Bài này nói về lý thuyết thiên nga đen chứ không phải bộ phim Black Swan (2010).

Hầu như ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng đã là thiên nga thì phải màu trắng. Chỉ cho đến khi chúng ta nhìn tận mắt thấy thiên nga đen, thì bộ nhớ mới chịu ghi nhận điều đó. Nhưng phải công nhận thiên nga đen rất ít và hiếm. Xác suất của việc chọn lấy một tập thiên nga ngẫu nhiên, thì chắc 99.9999% là trắng, chỉ còn 0.0001% nhỏ nhoi là đen. Phải nói luôn là trước thế kỉ 18 thì chưa hề sách vở nào ghi chép có thiên nga đen thế nên nhắc đến thiên nga là chắc chắn 100% là trắng. Thế nên nếu lấy một tập khoảng 100-1000 em thiên nga thì chắc chắn toàn 1 màu trắng :))

Lý thuyết này được phát triển bởi Nassim Nicholas Taleb để lý giải:
1, Vai trò không cân xứng của các sự kiện có tác động lớn, khó dự đoán, và hiếm gặp mà chúng vượt ra khỏi sự mong đợi bình thường (normal expectations) trong các lĩnh vực như khoa học, lịch sử, tài chính, và công nghệ.
2. Việc không thể tính toán được xác suất của các sự kiện hiếm này bằng các phương pháp khoa học (chủ yếu là do xác suất của chúng quá bé).
3. Những thành kiến tâm lý khiến các cá nhân và các tập thể không nhận biết được vai trò to lớn của những sự kiện hiếm này trong các vấn đề lịch sử.
(Theo wikipedia.com)

Theo Nassim Nicholas Taleb thì những sự kiện sau được coi là Black Swan Events:
- Sự trỗi dậy của Internet
- Sự xuất hiện của máy tính cá nhân
- Thế chiến I (WW1)
- Vụ tấn công 11/9 (US)

Cũng theo Taleb thì:

"Thứ nhất, Back Swan Events nằm ngoài giới hạn của các kỳ vọng bình thường (regular expectations), bởi vì không có gì trong quá khứ có thể cho thấy xác suất của nó. Thứ hai, chúng có một tác động cực lớn. Và thứ ba, mặc dù chúng là các phần tử nằm ngoài (outlier), tuy nhiên sau sự xuất hiện lần đầu tiên của chúng thì con người đưa ra những lý thuyết khiến chúng có thể được lý giải và dự báo trong tương lai (retrospective predictability)".

Black swan theory từng có tên gọi là tail risk. Và có một chiến lược đầu tư gọi là tail risk hedging.

Như vậy, liệu Japan's 2011 Tsunami có phải là một Black Swan Event? Nếu nhìn vào 3 đặc điểm theo như Taleb nói thì:
1. Japan's 2011 Tsunami hoàn toàn bất ngờ xảy đến.
2. Có tác động và hậu quả lớn
3. Its retrospective application/predictability (áp dụng từ lúc xuất hiện sự kiện trở đi).

Tại sao những natural disasters (thảm họa thiên nhiên) khác như Chile's 2009 Volcano hay Haiti's 2010 Earthquake lại không phải là một Black Swan Event? Có lẽ vì chúng thiếu ý 2. Sự kiện sóng thần Nhật Bản sở dĩ có tác động và hậu quả lớn là vì Nhật đã từng là cường quốc thứ 2 thế giới nên vai trò của Nhật rất lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

Một ý khác đó là vụ sóng thần lần này đã để lại hậu quả nghiêm trọng với vụ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Trong khi Trái đất phải đương đầu với việc thay đổi khí hậu, nhiệt đô trung bình mỗi năm một tăng cao, điện hạt nhân có lẽ là câu trả lời duy nhất thay cho những nguồn năng lượng khác. Nhưng sau thảm họa này, bao nhiêu nước sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy hạt nhân? Trung Quốc là một trong những nước cần nhiều năng lượng nhất, mặc dù động thái của TQ là ngừng xây dựng thêm các nhà máy hạt nhân mới để xem xét lại, nhưng không có cơ sở nào để dừng hoạt động toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân. Các nước OECD, nơi 80% năng lượng hạt nhân trên thế giới được sản xuất, có ý muốn rút lui khỏi nguồn năng lượng này. Nhưng sự thật đến đâu? Việt Nam trong khi rục rịch chuẩn bị xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận thì đùng một cái Fukushima =) Trong giới trí thức Việt Nam có vẻ tất cả đều phản đối điện hạt nhân, nhưng có lẽ có một câu nói rất hay "Tất cả chúng ta đều rồi sẽ chết, không vì trái đất nóng lên thì có thể cũng vì phóng xạ". Chọn cách chết nào đây? :D

Một điều khác không thể không nhắc đến sau thảm họa động đất Nhật Bản đó là sự dũng cảm, kiên cường, và lòng tin của người dân Nhật khi cùng nhau vượt qua thảm họa. Việc này có tác động rất lớn đến hình ảnh của Nhật Bản trong mắt người nước ngoài. Không có cảnh chen chúc, xô đẩy khi xếp hàng nhận thức ăn, thay vào đó là sự hi sinh nhường cơm xẻ áo, cũng không có sự đùn đẩy khi tình nguyện hi sinh vào cứu Fukushima nuclear plant. Tớ cho rằng sở dĩ người Nhật cư xử đẹp như vậy bởi họ có "văn hóa" đẹp và đúng. Chính Joseph S. Nye Jr. người nghĩ ra phenomenon "soft power" (sức mạnh mềm) phải công nhận sau thảm họa này sức mạnh mềm của Nhật đã tăng lên rất nhiều. Đúng, đó là bài học cho tất cả. Giờ nhìn vào Việt Nam, tớ suýt phải thốt lên có phải chúng ta đang có một cuộc khủng hoảng văn hóa? (cái này có lẽ phải viết vào một post khác).

Sau thảm họa lần này, trật tự thế giới cũng đã thay đổi, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nước có tổng GDP cao thứ 2 thế giới, thế chỗ Nhật. Điều này có ý nghĩa như thế nào có lẽ chỉ những ai làm ngoại giao mới hiểu rõ. Ngày xưa từ hồi mới chỉ là emerging country (cường quốc mới nổi) TQ đã làm mưa làm gió trên chính trường hoạch sách đủ điều rồi. Giờ thứ 2 thế giới. OMG >"< Với Việt Nam, việc này có ảnh hưởng rất rất lớn đến chính sách của ta với TQ, nhất là trong vấn đề tranh chấp biển Đông. Mới đây nhất là vụ Vinalines phải nộp 800,000USD để chuộc tàu. Vẫn là một chính sách mềm dẻo, linh hoạt giữa cả TQ và Mỹ (dựa hơi) để nhằm tăng sức mạnh của Mỹ ở SEA từ đó giảm độ hung hăng của TQ.

Còn rất nhiều tác động khác nữa, có lẽ người biết nắm bắt là sẽ là người giàu. Đơn cf các sự kiện WW1, Mỹ trở thành cường quốc, hay sự xuất hiện của máy tính cá nhân thì một loạt Dell, IBM cũng ra đời với nhiều thành công lớn. Tớ đang nghĩ không biết liệu iPad có phải là một Black Swan Event không?!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét