Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Văn hóa sợ hãi

Mới đọc được cái link này trên dantri.com, trích nguyên văn:

"Nhưng cũng như nhiều người cùng thế hệ, cậu ta vẫn là người phi chính trị, do thiếu niềm hi vọng rằng mọi thứ trong một xã hội đã chìm trong văn hóa sợ hãi nhiều thập niên qua có thể thay đổi."

Văn hóa sợ hãi - cụm từ mới hay làm sao!

Mới đây giáo sư Ngô Bảo Châu có viết một bài "Về sự sợ hãi", quote luôn ra đây:

      Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.
      Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
     Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.
     Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.
     Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.

Nhưng ngay sau bài viết này thì giáo sư cũng đóng luôn blog >"<

Như vậy để thấy sự sợ hãi tồn tại khắp mọi nơi, từ những người đã sống ở Việt Nam từ khi sinh ra cho đến những người đã ra nước ngoài vài chục năm như giáo sư Châu.

Nói về sự sợ hãi, một trong những chuyên gia về personal development mà tôi rất thích là Steve Pavlina. Ông có viết bài mở đầu trong việc phát triển tiềm năng bản thân đó là việc vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình và sống có ý thức hơn.

Điều này tôi thấy đặc biệt đúng với bản thân mình. Nhiều khi tôi chần chừ lần lữa làm việc này việc nọ là do tôi sợ, sợ tốn thời gian, sợ đi làm về mệt không còn sức, sợ ảnh hưởng việc học, sợ phiền người này người kia. Và càng nghĩ đến những nỗi sợ kia thì tôi càng nhượng bộ với ý muốn ban đầu, và dần dần tôi không còn muốn làm việc đó nữa. Như vậy có sai lầm không? Ai đó đã nói, 20 năm nữa bạn sẽ hối tiếc vì những gì mình chưa làm chứ không phải những gì bạn đã làm.

Sau khi đọc Steve Pavlina và nhìn xung quanh thì tôi biết tôi không có thời gian dành cho sự sợ hãi. Thế nên tôi rất ít khi nghĩ lùi, hay suy nghĩ tiêu cực. Giả dụ như khi thi level 2 CFA, tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện tôi sẽ thi trượt, tôi tin mình sẽ đỗ. Nếu nói là không bao giờ tôi cảm thấy sợ hãi hoặc stressed vì kì thi thì quả là nói dối, nhưng những lúc đó tôi cố gắng chế ngự nỗi sợ hãi đó bằng những suy nghĩ tích cực hơn như việc thi đỗ rồi tôi có nhiều thời gian enjoy bản thân hoặc với bạn bè hơn.

Nói về văn hóa sợ hãi, có lẽ người Việt Nam giàu văn hóa sợ hãi hơn ai hết. Tại sao? Lịch sử Việt Nam gắn lền với những cuộc chiến. Chiến tranh = bất ổn, loạn lạc, đau khổ, hi sinh. Chính vì thế người Việt mong muốn hòa bình hơn tất thảy. Và khi có được hòa bình rồi, họ sợ phải đánh mất nó, họ trân trọng nó. Vì vậy họ không bao giờ muốn sa vào vũng lày lịch sử kia nữa. Họ sống trong sợ hãi ngày qua ngày, đến một ngày nó trở thành văn hóa.

Khi họ sợ hãi, đồng thời họ cũng mất niềm tin. Vào những điều to lớn. Và vào cả những điều nhỏ nhoi như bản thân họ. 

Có lẽ mọi người sẽ nghĩ tôi hơi lạc đề giữa 2 nỗi sợ hãi khác nhau. Một bên là nỗi sợ hãi với những kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy và một bên là nỗi sợ hãi với chính bản thân mình. Tôi không đề cập đến những vấn đề cao siêu gì ở đây vì quan điểm của tôi là cuộc sống có luật nhân quả. Dù với nỗi sợ nào, tôi chỉ hi vọng người Việt Nam có thể từ bỏ được văn hóa sợ hãi để sống tốt, có ý thức hơn và mang lại năng suất lao động cao hơn.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

越单纯越幸福

Lần đầu tiên nghe bài này là trên haoting.com. Về sau đi xem phim Họa bì mới nghe lại được. Rất thích, từ lời bài hát cho đến giai điệu. Dịch nôm na tựa đề bài hát thì nghĩa là "Càng sống đơn giản thì càng hạnh phúc". Phải, dạo nay đọc sách Phật nhiều nên thấy rất chí lý.

Mỗi lần chán nghe bài này xong thấy cuộc đời thật đẹp, thật tươi sáng, chỉ cần cố gắng chút xíu nữa thôi mọi gian truân trước mắt sẽ qua, khi đó mình sẽ hạnh phúc, cảm giác như được đứng dưới một cái cây đầy hoa, ngước mắt lên và thấy những bông những nụ líu ríu. How sweet! Nghĩ đến thôi lại thấy yêu đời ^^

Genki 2011


Sakura, sao mỏng manh vậy? Ước một lần được nhìn thấy rừng hoa sakura.

Black Swan - Thiên nga đen

Bài này nói về lý thuyết thiên nga đen chứ không phải bộ phim Black Swan (2010).

Hầu như ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng đã là thiên nga thì phải màu trắng. Chỉ cho đến khi chúng ta nhìn tận mắt thấy thiên nga đen, thì bộ nhớ mới chịu ghi nhận điều đó. Nhưng phải công nhận thiên nga đen rất ít và hiếm. Xác suất của việc chọn lấy một tập thiên nga ngẫu nhiên, thì chắc 99.9999% là trắng, chỉ còn 0.0001% nhỏ nhoi là đen. Phải nói luôn là trước thế kỉ 18 thì chưa hề sách vở nào ghi chép có thiên nga đen thế nên nhắc đến thiên nga là chắc chắn 100% là trắng. Thế nên nếu lấy một tập khoảng 100-1000 em thiên nga thì chắc chắn toàn 1 màu trắng :))

Lý thuyết này được phát triển bởi Nassim Nicholas Taleb để lý giải:
1, Vai trò không cân xứng của các sự kiện có tác động lớn, khó dự đoán, và hiếm gặp mà chúng vượt ra khỏi sự mong đợi bình thường (normal expectations) trong các lĩnh vực như khoa học, lịch sử, tài chính, và công nghệ.
2. Việc không thể tính toán được xác suất của các sự kiện hiếm này bằng các phương pháp khoa học (chủ yếu là do xác suất của chúng quá bé).
3. Những thành kiến tâm lý khiến các cá nhân và các tập thể không nhận biết được vai trò to lớn của những sự kiện hiếm này trong các vấn đề lịch sử.
(Theo wikipedia.com)

Theo Nassim Nicholas Taleb thì những sự kiện sau được coi là Black Swan Events:
- Sự trỗi dậy của Internet
- Sự xuất hiện của máy tính cá nhân
- Thế chiến I (WW1)
- Vụ tấn công 11/9 (US)

Cũng theo Taleb thì:

"Thứ nhất, Back Swan Events nằm ngoài giới hạn của các kỳ vọng bình thường (regular expectations), bởi vì không có gì trong quá khứ có thể cho thấy xác suất của nó. Thứ hai, chúng có một tác động cực lớn. Và thứ ba, mặc dù chúng là các phần tử nằm ngoài (outlier), tuy nhiên sau sự xuất hiện lần đầu tiên của chúng thì con người đưa ra những lý thuyết khiến chúng có thể được lý giải và dự báo trong tương lai (retrospective predictability)".

Black swan theory từng có tên gọi là tail risk. Và có một chiến lược đầu tư gọi là tail risk hedging.

Như vậy, liệu Japan's 2011 Tsunami có phải là một Black Swan Event? Nếu nhìn vào 3 đặc điểm theo như Taleb nói thì:
1. Japan's 2011 Tsunami hoàn toàn bất ngờ xảy đến.
2. Có tác động và hậu quả lớn
3. Its retrospective application/predictability (áp dụng từ lúc xuất hiện sự kiện trở đi).

Tại sao những natural disasters (thảm họa thiên nhiên) khác như Chile's 2009 Volcano hay Haiti's 2010 Earthquake lại không phải là một Black Swan Event? Có lẽ vì chúng thiếu ý 2. Sự kiện sóng thần Nhật Bản sở dĩ có tác động và hậu quả lớn là vì Nhật đã từng là cường quốc thứ 2 thế giới nên vai trò của Nhật rất lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

Một ý khác đó là vụ sóng thần lần này đã để lại hậu quả nghiêm trọng với vụ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Trong khi Trái đất phải đương đầu với việc thay đổi khí hậu, nhiệt đô trung bình mỗi năm một tăng cao, điện hạt nhân có lẽ là câu trả lời duy nhất thay cho những nguồn năng lượng khác. Nhưng sau thảm họa này, bao nhiêu nước sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy hạt nhân? Trung Quốc là một trong những nước cần nhiều năng lượng nhất, mặc dù động thái của TQ là ngừng xây dựng thêm các nhà máy hạt nhân mới để xem xét lại, nhưng không có cơ sở nào để dừng hoạt động toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân. Các nước OECD, nơi 80% năng lượng hạt nhân trên thế giới được sản xuất, có ý muốn rút lui khỏi nguồn năng lượng này. Nhưng sự thật đến đâu? Việt Nam trong khi rục rịch chuẩn bị xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận thì đùng một cái Fukushima =) Trong giới trí thức Việt Nam có vẻ tất cả đều phản đối điện hạt nhân, nhưng có lẽ có một câu nói rất hay "Tất cả chúng ta đều rồi sẽ chết, không vì trái đất nóng lên thì có thể cũng vì phóng xạ". Chọn cách chết nào đây? :D

Một điều khác không thể không nhắc đến sau thảm họa động đất Nhật Bản đó là sự dũng cảm, kiên cường, và lòng tin của người dân Nhật khi cùng nhau vượt qua thảm họa. Việc này có tác động rất lớn đến hình ảnh của Nhật Bản trong mắt người nước ngoài. Không có cảnh chen chúc, xô đẩy khi xếp hàng nhận thức ăn, thay vào đó là sự hi sinh nhường cơm xẻ áo, cũng không có sự đùn đẩy khi tình nguyện hi sinh vào cứu Fukushima nuclear plant. Tớ cho rằng sở dĩ người Nhật cư xử đẹp như vậy bởi họ có "văn hóa" đẹp và đúng. Chính Joseph S. Nye Jr. người nghĩ ra phenomenon "soft power" (sức mạnh mềm) phải công nhận sau thảm họa này sức mạnh mềm của Nhật đã tăng lên rất nhiều. Đúng, đó là bài học cho tất cả. Giờ nhìn vào Việt Nam, tớ suýt phải thốt lên có phải chúng ta đang có một cuộc khủng hoảng văn hóa? (cái này có lẽ phải viết vào một post khác).

Sau thảm họa lần này, trật tự thế giới cũng đã thay đổi, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nước có tổng GDP cao thứ 2 thế giới, thế chỗ Nhật. Điều này có ý nghĩa như thế nào có lẽ chỉ những ai làm ngoại giao mới hiểu rõ. Ngày xưa từ hồi mới chỉ là emerging country (cường quốc mới nổi) TQ đã làm mưa làm gió trên chính trường hoạch sách đủ điều rồi. Giờ thứ 2 thế giới. OMG >"< Với Việt Nam, việc này có ảnh hưởng rất rất lớn đến chính sách của ta với TQ, nhất là trong vấn đề tranh chấp biển Đông. Mới đây nhất là vụ Vinalines phải nộp 800,000USD để chuộc tàu. Vẫn là một chính sách mềm dẻo, linh hoạt giữa cả TQ và Mỹ (dựa hơi) để nhằm tăng sức mạnh của Mỹ ở SEA từ đó giảm độ hung hăng của TQ.

Còn rất nhiều tác động khác nữa, có lẽ người biết nắm bắt là sẽ là người giàu. Đơn cf các sự kiện WW1, Mỹ trở thành cường quốc, hay sự xuất hiện của máy tính cá nhân thì một loạt Dell, IBM cũng ra đời với nhiều thành công lớn. Tớ đang nghĩ không biết liệu iPad có phải là một Black Swan Event không?!

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

Saturday Morning


Date a girl who reads. Date a girl who spends her money on books instead of clothes. She has problems with closet space because she has too many books. Date a girl who has a list of books she wants to read, who has had a library card since she was twelve.

Find a girl who reads. You’ll know that she does because she will always have an unread book in her bag.She’s the one lovingly looking over the shelves in the bookstore, the one who quietly cries out when she finds the book she wants. You see the weird chick sniffing the pages of an old book in a second hand book shop? That’s the reader. They can never resist smelling the pages, especially when they are yellow.

She’s the girl reading while waiting in that coffee shop down the street. If you take a peek at her mug, the non-dairy creamer is floating on top because she’s kind of engrossed already. Lost in a world of the author’s making. Sit down. She might give you a glare, as most girls who read do not like to be interrupted. Ask her if she likes the book.

Buy her another cup of coffee.

Let her know what you really think of Murakami. See if she got through the first chapter of Fellowship. Understand that if she says she understood James Joyce’s Ulysses she’s just saying that to sound intelligent. Ask her if she loves Alice or she would like to be Alice.

It’s easy to date a girl who reads. Give her books for her birthday, for Christmas and for anniversaries. Give her the gift of words, in poetry, in song. Give her Neruda, Pound, Sexton, Cummings. Let her know that you understand that words are love. Understand that she knows the difference between books and reality but by god, she’s going to try to make her life a little like her favorite book. It will never be your fault if she does.

She has to give it a shot somehow.

Lie to her. If she understands syntax, she will understand your need to lie. Behind words are other things: motivation, value, nuance, dialogue. It will not be the end of the world.

Fail her. Because a girl who reads knows that failure always leads up to the climax. Because girls who understand that all things will come to end. That you can always write a sequel. That you can begin again and again and still be the hero. That life is meant to have a villain or two.

Why be frightened of everything that you are not? Girls who read understand that people, like characters, develop. Except in the Twilight series.

If you find a girl who reads, keep her close. When you find her up at 2 AM clutching a book to her chest and weeping, make her a cup of tea and hold her. You may lose her for a couple of hours but she will always come back to you. She’ll talk as if the characters in the book are real, because for a while, they always are.

You will propose on a hot air balloon. Or during a rock concert. Or very casually next time she’s sick. Over Skype.

You will smile so hard you will wonder why your heart hasn’t burst and bled out all over your chest yet. You will write the story of your lives, have kids with strange names and even stranger tastes. She will introduce your children to the Cat in the Hat and Aslan, maybe in the same day. You will walk the winters of your old age together and she will recite Keats under her breath while you shake the snow off your boots.

Date a girl who reads because you deserve it. You deserve a girl who can give you the most colorful life imaginable. If you can only give her monotony, and stale hours and half-baked proposals, then you’re better off alone. If you want the world and the worlds beyond it, date a girl who reads.

Or better yet, date a girl who writes.

- Rosemary Urquico.


"Chữ nghĩa ngày xưa vốn của cánh đàn ông, đàn bà hay chữ như Hồ Xuân Hương thì thường đa đoan, bạc mệnh. Chữ nghĩa là thứ lao động khổ hạnh. Đàn ông viết văn như con trâu ì ạch với xá cày của mình quanh năm, mà chưa chắc đã nên cơm cháo. Còn đàn bà, vốn đã phải lo từ cấy hái ngoài đồng đến chuyện quanh xó bếp, lại còn xấp ngửa với chữ nghĩa thì họa là dính án chung thân. Đàn ông có thể coi văn chương như một thứ say mê, tạo kỳ đài. Còn đàn bà viết văn xưa nay phần nhiều để trải lòng. Viết cho mình. Viết bằng thứ bản năng mách bảo thần thánh nhiều hơn là viết bằng trí khôn. Thế nên, đàn ông viết văn nhiều khi viết bằng cái thông minh lồng lộng, còn đàn bà thường viết bằng tình yêu."

- Chữ nghĩa đàn bà - Dương Bình Nguyên