Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Platform Strategy - mô hình chiến lược quản trị mới

Tớ mới đọc được một bài rất hay trên trang của bác THD. Hồi học Strategic Management ở trường thì chưa thấy nói đến cái mô hình chiến lược platform này (không biết dịch sang tiếng Việt là gì!), chỉ toàn cost minimization, product diversification, vertical/horizontal expansion, rồi là market penetration etc. Tớ cũng thích môn SM này, thi thoảng hứng lên cũng đua đòi giở HBR ra đọc :)) tuy nhiên thích thôi chứ không "đam mê" lắm. Tự nhiên hôm nay đọc được bài về platform strategy này, thấy quả thực là nó "cao siêu" hơn mấy cái ngày xưa học, lại đang trở thành trào lưu cho những công ty lớn trên thế giới. Hi vọng ở Việt Nam cũng sớm có doanh nghiệp nào đó học hỏi được mô hình này và áp dụng vào thực tiễn. Vậy platform strategy là gì? Đã có những doanh nghiệp nào thành công với mô hình này?

Platform strategy nói đơn giản từ những sản phẩm do công ty mình sản xuất gián tiếp hình thành một "nền tảng" (platform) để từ đó các công ty thứ ba (third party providers) có thể dựa trên nền tảng đó cung cấp những sản phẩm hỗ trợ/tương thích cho người dùng (nói nôm na là cung cấp các sản phẩm phái sinh). Lấy ví dụ là Apple chẳng hạn, Apple là người đi tiên phong trong việc tạo ra iTunes store cho phép người dùng iPod có thể mua nhạc, phim online. Và sau đó những ai dùng máy tính Mac của Apple cũng có thể mua nhạc, phim, truyện trên iTunes store. Tiếp nối thành công của iPod, Apple tiếp tục tung ra iPhone và iPad, và xây dựng nên một Application store mới để bán các ứng dụng như phần mềm hỗ trợ, games, tạp chí, sách báo, thông tin, giải trí etc... Điều đặc biệt ở chỗ là Apple cho phép các công ty thứ ba có thể đồng thời cung cấp các sản phẩm, ứng dụng trên iTunes store cũng như Application store. Một lẽ đương nhiên là càng nhiều người dùng các sản phẩm của Apple thì càng nhiều công ty muốn bán các sản phẩm trên iTunes/Application store. Cùng lúc càng nhiều sản phẩm trên iTunes/Application store thi người tiêu dùng càng muốn mua các sản phẩm của Apple. Hai quá trình này hỗ trợ cho nhau tạo nên một platform trên đó cả hai bên đều tăng trưởng với chi phí gần như bằng 0.

Ngoài Apple thì cũng có nhiều công ty khác áp dụng thành công mô hình này, như Facebook, vào tháng 5/2007, sau khi mở cửa cho các third party developers cung cấp các ứng dụng thì cũng bắt đầu chứng kiến tăng trưởng vượt trội. Số ứng dụng tăng lên hơn 33,000 chỉ một năm sau đó. Hay Amazon, chấp nhận cho những retail stores khác được bán hàng trên trang web online của mình, cũng đã trải qua tăng trưởng cao. Mô hình này bắt đầu được những "đại gia" khác học hỏi như Android (Google) với Android Market, Nokia với Ovi Store, IBM etc... Có thể dễ nhận thấy là hầu như toàn các công ty công nghệ tham gia vào mô hình chiến lược "platform" này. Quả thật mô hình này phù hợp và trở nên phổ biến hơn đối với những công ty công nghệ phần vì con người ngày càng phụ thuộc vào máy tính hơn và tính liên kết cao giữa các phần cứng, phần mềm, và hệ thống. Tuy nhiên không phải thế mà chưa có công ty sản xuất nào ứng dụng mô hình này, dù thành công ít ỏi hơn, ví dụ như Barbie doll, chuyên sản xuất em búp bê nổi tiếng mang tên Barbie (ôi, hồi bé tớ thích lắm đấy, niềm mơ ước :X) cũng cho phép bên thứ ba sản xuất quần áo, phụ kiện và đồ chơi cho người mua búp bê.

Vậy hiểu thế nào về Platform?
Trong kĩ thuật thì mô hình "platform" giúp một công ty có thể triển khai và quản lý một hệ thống các sản phẩm mới một cách cạnh tranh trong đó chi phí được tiết kiệm bằng cách sử dụng lại. Nói đơn giản thì công ty sẽ thiết kế ra một nền tảng cơ bản cho các sản phẩm thuộc hệ thống đó, từ đó thay đổi một số chi tiết/kết cấu để tạo ra những sản phẩm khác nhau nhắm vào nhiều đối tượng khách hàng. Ví dụ dễ nhận thấy là các hãng ô tô cơ bản đều sử dụng mô hình này. Hay Dell cũng áp dụng thành công mô hình này, cho phép khách hàng tự lựa chọn và lắp ráp (mix and match) sản phẩm mình muốn (customization).

Một mô hình "platform" tốt sẽ tăng được sự sáng tạo bằng hai cách, thứ nhất là tiêu chuẩn hóa giao diện và các giới hạn, và (thứ hai) chính điều này lại kích thích sự sáng tạo. Lợi ích của mô hình này đối với khách hàng là họ có thể tự mình sáng tạo, bảo dưỡng và chỉ phải trả ít hơn. Ví dụ rõ ràng trong trường hợp của Dell thì việc thay thế linh kiện máy tính của họ trở nên dễ dàng và rẻ hơn (tưởng tượng như mua đồ IKEA về tự lắp í nhỉ ^^).

Chiến lược quản trị luôn là một con đường dài, không thể một sớm một chiều được. Và hầu như bất kì chiến lược nào bao giờ cũng có tác động tới xã hội bên ngoài (đặc biệt là Corporate Social Responsibility), vì thế, nhà quản trị cần phải nhận ra rằng mô hình này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh của công ty mình. Để "platform" luôn là một sân chơi hấp dẫn với những người tham gia, nên cân nhắc 4 yếu tố sau:
1. Compelling value proposition: The value for working with the platform and within its constraints must be greater than can be achieved independently.
2. Clear customer purpose: The ultimate purpose of the platform is to enhance customer value; not enrich the platform’s creator or contributors.
3. Nurture the wider platform community: Invest in those who contribute by optimizing opportunity, minimizing cost and removing friction.
4. Smart evolution: Platform evolution has to be managed carefully and collaboratively.
(Nguồn: WorkingWider)

Trong thời đại hiện nay, khi mà tính sáng tạo và sự đổi mới (innovation) là điều kiện thiết yếu của tăng trưởng và phát triển thì mô hình platform là một chiến lược đúng đắn đối với những công ty có sản phẩm đã ở vào giai đoạn "mature" hoặc khi nền kinh tế đang ở giai đoạn "khủng hoảng" (recession). Nguồn lực của mỗi công ty là giới hạn, tính sáng tạo càng khan hiếm hơn, mô hình "platform" này xóa bỏ nhược điểm đó bằng cách lôi kéo được những nhân lực bên ngoài công ty, ở khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi. Ưu điểm khác của chiến lược "platform" ở chỗ tiết kiệm chi phí (cost-wise) trong cả việc lôi kéo nguồn lực bên ngoài lẫn nghiên cứu, tìm tòi hướng đi cho các sản phẩm, cũng như chiến lược của công ty. Khi học SM tớ đã được thầy giáo nhắc đi nhắc lại là, mọi chiến lược đưa ra, dù có thế nào luôn phải đặt lợi ích của shareholders lên trên hết (lại nhớ đến cái câu "Lợi ích dân tộc là trên hết" ^^), vì thế trước khi đưa ra quyết định lựa chọn mô hình này, người quản lý phải xem xét xem nó có phù hợp với sản phẩm, lĩnh vực sản xuất của công ty mình hay không, và nó liệu có mang lại giá trị thực sự cho chính những "shareholders" không (nhé).

Đọc thêm: FutureLab,  NYTimes

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét