Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Shocked.

- 10pm: Giá xăng chính thức thêm 2,000đ, lên 21,300đ, mức tăng hơn 10%. Đúng là Việt Nam đã nghèo còn mắc cái eo. Kiểu này thì lạm phát năm nay đừng hi vọng sẽ 1 con số. Chiến tranh Libya và bất ổn ở Trung Đông không phải là câu chuyện 1 sớm 1 chiều.
- Xăng tăng thì thể nào 1 lô lốc các thể loại hàng hóa khác cũng rồng rắn tăng theo. Sau đó xăng có giảm giá thì những thứ lô lốc kia không bao giờ giảm giá :(( => Giảm phát ở Việt Nam ư? Mơ đi.
- Lạm phát năm sau cũng chưa chắc giảm xuống 1 con số. Lạm phát TQ, Mỹ, Nhật, Euro cao, Việt Nam nhập luôn lạm phát ở các nước xung quanh.
- Không lập Ủy ban lâm thời điều tra Vinashin?????!!!
- Lỗi hệ thống là cái lỗi khó khắc phục nhất.
- Làm gì cũng có rủi ro của nó. Plan A kô được thì phải có plan B. Nhưng hình như ở Việt Nam bao giờ plan A cũng là duy nhất và chắc chắn thành công?!
- 2011 thặng dư 2 tỷ đô.  Nếu đc vậy thì Chính phủ nhẽ ra nên bé bé mồm để bảo nhau thôi. Nói to thế thì làm ăn gì được. Dân lại tưởng nước mình giàu, lại hò nhau sắm hàng ngoại thôi.
- Khủng hoảng năng lượng hạt nhân + giá dầu cao: hi vọng sớm có nguồn năng lượng sạch và renewable. Please.
- Dạo nay nhiều động đất. Ấy thế mà xung quanh nhà tớ toàn các siêu dự án, toàn 70 với trăm tầng. Nào là PVN, nào là Kinh Bắc, Keangnam :-SS Chắc phải sắm quả khinh khí cầu phòng động đất.
- Đang đọc Conversations with Lee Kuan Yew. Cho nhẹ đầu.
- Lập hội đi bus/xe đạp thôi.
- Nghe nhạc gì cho yêu đời đây? ;))

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Japan's 2011 Tohoku Earthquake & Tsunami

Im not good at dealing with emotions, especially misery. Walking by an elderly beggar, or catching a needy shoeshine boy always make me think a lot. I really want to help them in some other "ways" instead of offering them money thou' I would do it first before I can think of the other ways..

Well, when hearing the news of Japan's newest earthquake & tsunami, I was kinda shocked. Actually I'd always had the feeling that some kinda environment disasters were gonna happen soon. And there it was, much worse than I'd expected. At first I didn't have the courage to read very thoroughly through the news or watch the videos about the earthquake, I skipped or even avoided most of them since I didn't want to feel depressed and falling into the state of "thinking". Luckily, today the weather is much better & I got enough vitamin D (I was recently sitting at the balcony reading for 30' or so), my mood seems to become lighter & more cheerful. And now, Im blogging and reading all the news about Japan's recent tsunami.

I was first exposed to Japanese culture when I was 6 or 7 years old, through animes like Doraemon, Sailor Moon, or Conan. During my secondary school years, my best friend started to learn Japanese before moving to Tokyo, therefore I had the chance to pick up some simple characters. After she left, we kept exchanging snail mails to each other until the internet became popular in Vietnam. When I was in high-school, I made some paper cranes and sent them all to the World Peace Project for Children. A few months later, I received a letter from the chairman of the project, together with a picture of the biggest paper crane in the world. I was really happy to get the reply as I knew my cranes got to the right address. In the letter, she (the chairman) offered me to become pen-pal to some high-school pupils from a province of Japan. I can hardly remember the name of the province now. I was eager and willing to write them then. That's when I got my very first impression about Japanese. I always believe that they are extremely humble, calm and kind --- as I could tell from the graphology of all the letters I received from my pen friends. If I've got chance I would love to scan their letters to let you see how beautiful and steady their handwritings are. Thou' we didn't have much things to write to each other, we kept writing until I became busy with my university entrance exams study.

Some people may say that Japanese are so formal & xenophobic. When I studied Cross Cultural Awareness in college,  it was written that Western people always find it difficult to do business with Japanese. Of course, there are culture gaps out there, but I believe once you've got to understand their cultural logic and nature, you will start to love it. And I believe with all their personal & cultural trails, Japan will revive strongly & successfully. FYI, the Kobe earthquake took Japan about 18 months to recover 95% of the pre-earthquake condition. 

And now, see to believe how terrible the double disasters of Japan were:
(From National Geographic: 20 Unforgettable Pictures)

1. Leaving Home: rescue team members carry the body of a man through splintered remains of the village of Saito on Monday.

 2. Path Through Destruction: A survivor walks his bicycle through the remains of the devastated Japanese town of Otsuchi on March 14.

 3. Tsunami-Tossed Boat: A tsunami-tossed boat rests on top of a building amid a sea of debris in Otsuchi, Iwate Prefecture, on March 14.

4. Communication Barrier: A mother tries to talk to her daughter, who has been isolated due to signs of radiation at a makeshift facility in Nihonmatsu, Japan, on March 14. The daughter is among people evacuated from the vicinity of Fukushima's damaged nuclear plants.

 5. Wave of Destruction: A tsunami wave crashes over a street in Miyako City, Iwate Prefecture, in northeastern Japan on March 11.

6. Tearful Reunion: Tsunami survivors embrace to celebrate being alive in the destroyed city of Kesennuma, Miyagi Prefecture, on March 11.

7. Miracle of Miramisoma: On March 13 rescue workers approach Hiromitsu Shinkawa, a 60-year-old man from Japan's Minamisoma City who washed out to sea during the recent tsunami and spent days clinging to a piece of roofing.

8. Sendai Sunrise: People search through debris at the Sendai airport on March 14, days after an earthquake-triggered tsunami left the Japanese city in ruins.

9. Cocooned Against the Cold: Swaddled in blankets, evacuated tsunami survivors try to keep warm in a Japanese Red Cross hospital on March 13.

10. Broken Road: A lone vehicle passes a train overpass mangled by the recent earthquake in Fukushima Prefecture, Japan, on March 12.

11. Survivor List: A survivor of the recent Japan earthquake reads a list of other survivors in a shelter in Iwate Prefecture on March 13.

 12. Protective Powder: An emergency worker throws disinfectant powder on the ground around earthquake-damaged buildings in Iwate Prefecture, Japan, on March 14.

 13. Memories Amid the Rubble: Coated with mud, a photo album lies amid debris in the earthquake-ravaged town of Natori, Japan, on March 14.

 14. Muddy Wasteland: A rescue worker surveys the devastation on March 14 in the Japanese village of Saito, which was leveled by the earthquake-triggered tsunami.

 15. Survivor's Sorrow: A woman mourns the devastation of Natori, Miyagi Prefecture, in northern Japan on March 13.

 16. Power Plant Ablaze: Flames and smoke billow from a petroleum-refining plant damaged by the Japan earthquake in Shiogama, Miyagi Prefecture, on March 13.

 17. Wrecked Cars: A boy walks past vehicles damaged by the Japan earthquake and tsunami in Tagajo, Miyagi Prefecture, on March 13.

 18. Houses Destroyed: Rescue workers search for Japan earthquake victims amid shattered houses in Tamura, Iwate Prefecture, on March 14.

 19. Japan Earthquake Victim: The hand of a man killed by the Japan earthquake juts out of jumbled concrete sea barriers on March 14 in Toyoma, Japan.

 20. Search for Survivors: Japanese troops search for earthquake survivors in Otsuchi, Iwate Prefecture, on March 13.

Japan's Earthquake & Tsunami (HD available)


Okay. So what should we do, NOW?

1. Donating Money: Maybe this is the first thing you think of at this moment. It is correct that cash is the excellent way to help Japan now, however, as you donate to international BIG aid organizations, there is high probability that your cash will be earmarked and tight up in the organization. And as I read somewhere, Red Cross or any international non-profit organizations are not the best places to donate. You must be cautious while choosing this option. On the bright side, this is the easiest way to help. Just come to the nearest location of the organization, and you're almost done. You can also text or donate via Facebook. Try Google first. Read more.

2. Buy Japan's goods: Okay, this sounds stupid because now Japan is in terrible condition, how can it produce goods to sell? Hopefully with high demands of Japan goods, the economies of Japan will revive strongly and Japanese people will be able to stand up to rebuild their country successfully. Japan is famous for its high-tech and expensive goods, however, its household items like kitchen gadgets and cleaning aids are just wonderful. Give them a go and you will never regret.

3. Save the environment. Save future Japan. As I wrote in my earlier blog, there is argument whether earthquakes and tsunamis are caused by climate change or environmental destruction. However, half a loaf is better than no bread. So please protect the environment and start to live friendly with the environment.

4. Praying. Yes, prayer is free. Spending a few minute a day to pray for Japan may be a good choice.

5. Spread the word: Let other people know your feelings about Japan's disaster and ask them to help.

Well, Japan, I'll be with you & pray for you. All the best x.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Im burnt out

Heavy workload together with the terrible weather have worn me out. These 2 days I couldn't keep my eyes open and my mind alert. Im avoiding coffee as I've experienced palpitation recently and dont want to make it worse. Well... Need to drink in a lot of good music and inspiration. It's good that next week Im starting to have dance classes, hoping that they would be LOT of fun (for sure). Back in high-school, I was a break-dancing learner. This time I try belly dance instead. My friends drew me in both times thou' I always have a good time dancing. Don't know why I normally don't have the courage to join any dance class properly. Haha.

I keep listening to this song tonight. It reminds of the story "Red Riding Hood"...I'd like to hold you if I could. But you might think I'm a big bad wolf so I won't...

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011

Đâu rồi những tác giả Việt Nam?

Tôi là người yêu sách, và tôi rất thích đọc sách, tuy không phải là một con mọt sách. Mặc dù thời gian không cho phép tôi được cầm sách lâu, nhưng hầu như ngày nào trước khi đi ngủ tôi cũng phải đọc vài trang sách thì mới nhắm mắt ngủ ngon. Tôi luôn nghĩ, nếu mỗi ngày chỉ dành 10-15' đọc khoảng mươi trang sách, trung bình một tháng tôi sẽ đọc được một quyển sách khoảng 300 trang, 1 năm 12 quyển. Nhưng thường tôi sẽ lên list sách trước cho một năm khoảng 15-20 cuốn, phần để ép bản thân mình đọc nhiều hơn, phần để theo kịp với thời đại. Ngày nào không đọc sách, tôi cảm thấy mình bứt rứt, khó chịu. Và phải nói sách trong bài này là sách thuần túy. Không phải báo, tạp chí, sách giáo khoa, hay các bài nghiên cứu khoa học.

Nếu nói về sách văn học thì tôi đọc đủ mọi thể loại. Từ Trung Quốc, Nhật, Pháp, Anh đến Mỹ. Cổ đại đến hiện đại đều có. Văn Việt Nam tôi phải thú nhận là tôi đọc không nhiều. Truyện Kiều, Nhật kí trong tù, Dế mèn phiêu lưu ký, Tuổi thơ dữ dội, Kính vạn hoa... một vài quyển cơ bản. Văn Việt hiện đại thì tôi có đảo qua Nguyễn Nhật Ánh, Dương Bình Nguyên, Phan Anh. Có lẽ khi còn nhỏ, tôi hay đọc truyện Việt Nam hơn, tôi chủ yếu tiếp xúc với văn học Việt Nam qua chương trình học phổ thông, đôi lúc mua thêm sách ở ngoài để đọc cả tác phẩm, giúp hiểu rõ trích đoạn trong sách giáo khoa. Tôi không lý giải nổi tại sao lại thế. Không phải bởi tôi sính ngoại nên đọc văn ngoại nhiều hơn, tôi là một người sống bằng cảm tính, tôi chỉ đọc những sách mình thích, hoặc một vài quyển sách hay được bạn giới thiệu. Năm học lớp bốn, tôi có người bà con đem tặng quyển "Ba ngày luân lạc" do nhà văn Lê Văn Trương viết. Bà là con gái của nhà văn, và lời đề tặng của sách là chúc tôi ngoan hơn. Tôi yêu quyển sách đó lắm và quí nó như báu vật. Bố mẹ tôi nói bà bảo "Đọc xong quyển sách đó đứa trẻ nào hư cũng thành ngoan!" và tôi có ấn tượng như thế thật sau khi kết thúc Ba ngày luân lạc. Rồi tôi dần lớn lên, đọc hết Tuổi thơ dữ dội, Những tấm lòng cao cả, Tôttôchan Cô bé ngồi bên cửa sổ, Không gia đình... nhưng hiếm có quyển sách nào để lại ấn tượng cho tôi như Ba ngày luân lạc. Có ai đó đã nói "Reading a book is like rewriting it yourself". Có thể vì tôi giống với Đức trong Ba ngày luân lạc quá nên cảm thấy quyển sách đó hay nhất với mình. Ừ, có thể lắm.

Tôi không biết mình bắt đầu đọc văn học thế giới khi nào. Nếu lần giở lại thì lúc còn đi học tôi chỉ nhớ mỗi hình ảnh "chiếc lá cuối cùng" của O. Henry. Tôi là người hoài cổ nhưng ít đọc các tác phẩm cổ đại. Văn học Trung Quốc tôi đọc duy nhất Tam quốc diễn nghĩa và AQ Chính truyện. Văn học Nhật thì không. Anh thì nhiều hơn, Kiêu hãnh và định kiến, Women in love, Wuthering Heights, David Copperfield, Hai số phận (sách nào viết bằng tiếng Anh nghĩa là tôi đọc bằng bản tiếng Anh). Pháp thì cũng có một số Thằng gù nhà thờ Đức bà, Bá tước Monte Cristo, Ba chàng lính ngự lâm. Ba Lan: Con hủi. Nga một vài "Chiến tranh và hòa bình" (đọc dở rồi bỏ), Thép đã tôi thế đấy... Tôi đọc những quyển sách trên những năm tôi học cấp 2 và 3. Một vài quyển khác nhưng không nhớ nữa. Nói chung tôi cảm giác mình là một người đọc để quên.

Quyển sách học làm người đầu tiên của tôi là một quyển sách bé tí như kiểu sổ tay, của ai tôi không rõ. Sách viết về các phương pháp và bí quyết để học tốt. Từ việc có một góc học tập gọn gàng, thoải mái, đến việc sắp xếp thời khóa biểu, hay chuẩn bị cho kì thi thế nào. Tôi đọc đi đọc lại quyển sách này cho đến khi cái bìa của nó nhăn nheo (điều hiếm có đối với sách của tôi). Từ đó tôi biết mình thích mấy quyển sách kiểu motivation, inspiration etc.

Phải nói tôi ít đọc sách sử, địa lý. Tôi nghĩ những cái đó đã ghi thành sách rồi thì không việc gì phải nhớ mệt đầu, chỉ cần biết thôi. Sau này khi đi học ở HV QHQT, nhiều khi tôi vẫn bị điểm kém những môn như Lịch sử Quan hệ quốc tế (thi vấn đáp), hay Lịch sử Đảng. Bố vẫn dạy tôi, "nếu bạn bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ nã đại bác vào bạn" để nhắc nhở tôi luôn phải trân trọng lịch sử và coi đó là những bài học cho bản thân. Còn địa lý thì tôi dốt không để đâu cho hết, mới đây tôi  mới biết Thanh Hóa là miền Trung =) Tuy thế tôi nhìn bản đồ rất giỏi, và sẽ cố gắng học hỏi thêm.

Sở dĩ có cái entry này ra đời cũng vì một phần, bạn thấy đó, tôi thích đọc sách và hay ngó nghiêng xem có quyển nào hay, quyển nào dở để mua và đọc. Mới đây khi vào vinabook.com thì tôi phát hoảng khi bấm vào danh sách sách bán chạy thì tôi thấy toàn sách dịch, chỉ 1 vài cuốn là sách của các tác giả Việt Nam. Có lẽ tôi sẽ không phải suy nghĩ nhiều lắm đâu, vì bình thường tôi hay đọc bản gốc hơn là bản dịch. Da Vinci Code ư? Bản gốc hơi khó hiểu hơn chút, nhưng sau khi kết thúc cả quyển sách tôi sẽ biết ý nghĩa của cụm từ đó, của đoạn đó hơn là chuyển thể qua tiếng Việt và tôi lờ mờ đoán được giọng văn, cách dùng từ cũng như ý nghĩa của từng chữ trong truyện. Dịch truyện khó lắm chứ bạn tưởng à. Chỉ có những truyện của tác giả Nhật (Haruki Murakami), Trung Quốc, Pháp này nọ do không biết tiếng thì tôi mới đọc bằng bản dịch thôi. Nhưng như thế không có nghĩa là tôi không quan tâm văn học Việt hay sách Việt. Thật sự chúng tôi đói khát cái thứ gọi là văn hóa Việt lắm. Tôi không muốn đọc sách trước năm 75, vì tôi là một kiểu người đa sầu đa cảm và mỗi khi nghĩ đến, giả sử cảnh lão Hạc bán con chó của mình đi, tôi có thể buồn đến mấy ngày sau mất. Tôi muốn cái gì đó tươi vui, động viên, đúng thời đại này một chút. Có lẽ mọi người sẽ bảo tôi, thời nay mấy ai sống nhờ vào được việc viết sách, buôn sách? Lạm phát 2 con số, tiền lương thì vài cọc vài đồng, cái gì cũng đắt đỏ, chỉ có "dịch sách" là nhanh - gọn - nhẹ - dễ xơi nhất thôi. Ừ thế đấy, thôi thì chẳng dám đòi hỏi gì nhiều. Chỉ dám chờ cho đến khi cơn bão "sách dịch" này qua đi... " Nhưng biết bao giờ cho đến tháng Mười?"

P.S. À sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến Nguyễn Ngọc Tư. Tôi chưa đọc văn của chị, chỉ một vài truyện ngắn trên trang của bác THD. Bác D. có dặn hãy mua sách ủng hộ chị Tư nên tôi sẽ mua, trước tiên là Cánh đồng bất tận để đọc. Dù mọi người có bảo là truyện của chị bế tắc và ngạt thở lắm. Nhưng tôi sẽ thử. Có vẻ nó không tươi vui, nhưng "đúng với thời đại"?

Update (19/03/2011).  Đọc bài này trên trang của bác THD. Rất hay và chính xác.

Update (26/03/2011).  Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn: "Văn học Việt Nam đang phải trả giá". Một bài nhận xét rất chính xác và sâu sắc về hiện thực văn học Việt Nam.

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Hãy sống thân thiện với môi trường hơn

Bản chất của con người vốn tham lam, chỉ dừng lại khi quá muộn. Môi trường cũng là một nạn nhân của con người, hầu hết chúng ta đều coi không khí, nước, và môi trường sạch sẽ là lẽ đương nhiên. Chỉ e rằng sắp rồi thôi, chúng ta sẽ phải hứng chịu hậu quả từ việc tàn phá môi trường. Vì vậy với vấn đề này, hãy hành động LUÔN và NGAY. Dẫu biết rằng một mình mình giữ gìn chẳng được là bao, và rằng có nhiều kẻ to xác khổng lồ vẫn đang tàn phá môi trường ngày đêm để thu được lợi nhuận, nhưng hãy cứ tự nhủ rằng khi càng nhiều người nhận thức được việc phải bảo vệ môi trường, và có kiến thức hơn về môi trường thì những kẻ giấu mặt nham hiểm kia sẽ phải ra mặt và trả giá =)

Đầu năm nay tớ ngồi viết ra NY resolutions, kê thêm vào đó một điều nho nhỏ là phải biết sống thân thiện hơn với môi trường. Thật ra thì tớ cũng không hiểu rõ về vấn đề môi trường bị tàn phá lắm đâu. Suốt ngày chỉ sống ở mấy nước nhiệt đới nên ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu toàn cầu này nọ chỉ đơn giản là mùa hè nóng thêm vài độ và mùa đông thi ngày càng lạnh hơn. Nhưng rõ ràng là một sự biến chuyển đang xảy ra xung quanh, dù nhận ra hay không. Đọc báo đài thì thấy nhiều thảm họa thiên nhiên hơn, Haiti, Chilê, Nhật Bản, Philippines, rồi mới đây là New Zealand, từ động đất đến sóng thần, cường độ ngày một tăng và dày đặc, thiệt hại (về người) ngày càng nhiều hơn, cho dù trình độ phát triển KHKT tăng + việc dự đoán thảm họa cũng phát triển và nâng cao theo. Như vậy, phải thấy là môi trường đang bị tác động một cách đáng báo động và thường thì mấy người dân ở nước kém phát triển như ta, phải chịu đựng nhiều nhất. Cứ tưởng tượng ra Trung Quốc là nhà máy của thế giới, Việt Nam ngay cạnh, khí độc nó mà có lan ra khỏi TQ thì sang mình đầu tiên. Đã thế mấy bác phát triển còn chơi xấu nhập rác thải công nghiệp vào mình :(( làm cái khí hậu ở ta đã toàn khí bẩn rồi càng ô nhiễm hơn.

Tớ ngồi viết tạm mấy điều sau để tự nhắc nhở bản thân phải biết sống thân thiện với môi trường hơn. Hi vọng chia sẻ được với mọi người.

1. Tập yêu môi trường hơn. Thường thì phải khi mất đi cái gì con người mới nhận thấy cái đó quý giá và ra sức giữ gìn nó. Với môi trường thì cái giá phải trả đắt hơn nhiều, và có lẽ, chúng ta không thể đợi đến lúc đó được. Ngay lúc này, bạn hãy thử một lần đi du lịch đến rừng quốc gia, hay đến những nơi hoàn toàn thiên nhiên hoang dã, sống 1 vài ngày, nếm trải không khí trong lành, và rồi trở về thành phố. Nếu cảm nhận được sự khác biệt và muốn thành phố mình cũng có môi trường trong lành thế, bắt tay vào hành động ngay thôi. Hãy chăm đọc thêm sách báo về môi trường, nghe ngóng tin tức, báo đài để nắm rõ hơn tình trạng môi trường bị đe dọa hiện nay. Chỉ khi nào biết yêu và biết quý trọng môi trường sống, các bạn mới có thể làm những điều 2, 3... tiếp theo. Về bản thân tớ thì tớ rất thích các em thú hoang dã. Tớ thích đi zoo, nhìn ngắm, cho các em ăn (theo hướng dẫn). Hồi còn ở bên Sing, mỗi khi có dịp tớ còn đi đến National Geographic store (ở Vivo City) ngắm ảnh mấy em gấu Bắc Cực, chim cánh cụt Nam Cực (đáng yêu cực kì) và xem những lời chú thích đau lòng về việc biến đổi khí hậu tác động thế nào đến đời sống của các em. Từ đó tớ biết rằng mình cần phải làm gì đó, dù chỉ là một việc rất nhỏ thôi.

2. Tắt đèn hưởng ứng giờ Trái đất (8:30pm ngày 26/3/2011). Hãy cùng đón mừng một Earth Hour đúng nghĩa. Nếu bạn chưa từng đi xe bus, hãy đi xe bus vào ngày hôm đó. Hãy cùng chia sẻ những ngọn nến với nhau, đừng đốt quá nhiều nến. Nếu bạn bè của bạn chưa biết đến ngày này, hãy sử dụng phương pháp word-of-mouth (truyền miệng) để nói với họ (thay vì điện thoại, internet, sms).

3. Nhớ kĩ qui tắc "3R" - Reduce, Reuse, Recycle: 
Ban đầu hãy bắt đầu bằng những bước nhỏ nhất như giảm lượng sử dụng điện, túi nilon, xăng dầu, đi lại bằng phương tiện riêng, số lần giặt quần áo etc. Rồi tiến đến việc tái sử dụng những gì còn có thể sử dụng được ví như in vào những mặt còn sót của giấy bỏ đi, mua áo mưa mặc nhiều lần thay vì áo mưa giấy, hay mang túi vải đi mua đồ ở siêu thị. Cuối cùng là hãy ủng hộ những sản phẩm được "recycle" như giấy vệ sinh, khăn ăn.

4. Trồng một cây xanh: Nếu mỗi người trong chúng ta đều trồng được một cây xanh thì thật tốt cho hành tinh biết bao. Tác dụng của cây xanh thì có lẽ tớ không cần phải nhắc lại. Hãy trồng ngay một cây xanh hôm nay, và nhắc mọi người cùng hưởng ứng.

5. Hãy ủng hộ những công ty "green" (green companies), tạm dịch những công ty vì môi trường. Đây là hành động thiết thực hơn cả, hầu hết vì các hoạt động kinh tế mà môi trường đã bị phá hủy, và nếu chỉ cần các doanh nghiệp nhận thức ra được các tác hại mà họ đã gây ra cho môi trường thì cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn biết bao. Để biết công ty cung cấp sản phẩm bạn mua có green không, hãy lên trang web vào mục Investor Relations, download annual report xuống và xem tiến trình "green" của công ty. Hoặc đơn giản hơn thì search google là ra thôi. Hiện hay thì việc phải có trách nhiệm với môi trường đã được nhiều công ty từng bước đưa vào các qui trình nghiên cứu và sản xuất rồi, nên hầu như mấy công ty to to nổi tiếng thế giới chắc chắn là đều "environmentally-respobsible" thôi. Thế nên tớ thường chọn những công ty nào "xanh hơn, vì môi trường hơn", ví dụ như các hãng mĩ phẩm thì có The Body Shop là một công ty rất xanh. Vì là sản xuất các sản phẩm mĩ phẩm nên việc phải xử lí chất thải, rồi thí nghiệm trên chuột bạch/động vật là lẽ đương nhiên. Nhưng ở The Body Shop thì hoàn toàn không có chuyện mĩ phẩm được tested trên động vật, và chiến dịch Community Fair Trade của TBS thì rất đáng hoan ngênh bởi nó anti-globalization (cái này có liên quan rõ rệt đến môi trường nhé!), và còn giúp các bạn nghèo ở thế giới thứ ba (3rd World countries) nữa, sản phẩm của TBS thì toàn từ thiên nhiên là chính nên vừa tốt cho cơ thể, mà cũng tốt cho môi trường nữa ^^. Ngoài TBS thì các hãng thời trang cũng "học tập" tung ra các sản phẩm "organic", được sản xuất từ các cây trồng hữu cơ, mặc vừa thích vì mát mà lại tác động tốt đến thế giới bên ngoài. Hoặc mới đây tớ thấy một sản phẩm rất hay mà lại tiết kiệm xiền, đó là quả bóng giặt, ở trong chưa các ion có thể làm sạch quần áo mà không cần xà phòng. Wow, so cool. Hi vọng ngày càng có nhiều sản phẩm hay như vậy ^^

Nói chung tớ thấy ở bên kia (nước ngoài) thì nhiều người bắt đầu environment-conscious lắm, nhưng ở Việt Nam thì hẵng còn hơi xa lạ. Bài này tớ viết cũng lâu rồi nhưng chưa hoàn thiện để post, cứ để mãi trong draft. Hôm qua xem xong mấy cái ảnh với clips về động đất và sóng thần ở Nhật, thấy cần phải viết cho xong. Có nhiều tranh cãi xung quanh việc Trái đất nóng lên, và biến đổi khí hậu gây ra động đất và sóng thần ngày một dày đặc trên thế giới. Bản thân tớ thì tin là có, vì tớ tin vào luật nhân quả, phải có một cái gì đó biển đổi thì mới làm cho thảm họa thiên nhiên nhiều hơn như hiện nay, mà biến đổi rõ rệt nhất là sự phát triển của con người (kể cả dân số), bùng nổ khoa học kĩ thuật => đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn trong khi mọi nguồn tài nguyên đều có hạn. Hãy tưởng tượng rằng môi trường và tài nguyên thiên nhiên là một cái túi, mà đã bị dùng quá nửa rồi, từ giờ nếu không dùng tiết kiệm thì đời con cháu chúng ta sẽ không có để mà dùng. Cái này trong tiếng Anh là sustainable development, nghĩa là phát triển bền vững - phát triển mà vừa cung cấp được nhu cầu hiện nay, vừa bảo vệ được môi trường "để dành" cho thế hệ sau :D Ở những nước đang "phát triển nóng" như Việt Nam thì có lẽ vấn đề này chưa được quan tâm. Nhưng hi vọng ngày càng nhiều người biết đến điều này và biết quan tâm bảo vệ môi trường hơn.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

Chứng chỉ CFA - 51 điều bạn nên biết.

Dịch lại bài này từ 1 blogger viết về kinh nghiệm vượt qua 3 kì thi CFA, chủ yếu để nhắc nhở bản thân. Quả thực level 2 khó hơn mong đợi. Chưa bao giờ ở thời kì học level 1 mà tớ cảm thấy không enjoy bài học. Nhưng với level 2, hôm qua ngồi học phần FRA thì mới thấy chán đến mức nổ đầu >"<. Hôm nay phải xin nghỉ việc để ở nhà tiêu hóa nốt đống bài tập + lý thuyết. Dạo nay công việc lu bu. Tỉ giá bấp bênh, tiền Việt mất giá, lãi suất cắt cổ T__T

1. CFA không khó như những gì bạn nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể thi qua 3 levels được.

2. CFA = 80% chăm chỉ 20% thông minh

3. Một người bình thường có thể thi qua 3 levels miễn là không bao giờ từ bỏ hi vọng.

4. CFA khó bởi vì bạn sẽ phải từ bỏ cuộc sống riêng tư của mình trong khoảng thời gian 3 năm theo đuổi chương trình.

5. Sẽ khó hơn nếu bạn vừa làm việc vừa học CFA.

6. Do đó, nếu có thể, hãy thi level 1 từ khi bạn còn đang học Đại học (năm cuối).

7. Thi qua được 1 hoặc thậm chí 2 levels sẽ chẳng giúp ích gì nhiều. Bạn cần phải thi đỗ cả 3 levels trước khi biến chúng trở thành công cụ cho mình. 

8, CFA không thôi sẽ không đảm bảo rằng bạn kiếm được công việc có mức lương 100,000$/năm (99%).

9. Đắt. Ít nhất bạn cần 2,500$ để hoàn thành chương trình.

10. Nó sẽ cung cấp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực tài chính, nhưng phù hợp với những người làm phân tích chứng khoán hơn.

11. CFA không thể thay thế cho FRM (và ngược lại)

12. Bạn sẽ không hấp dẫn hơn tí nào với gái đẹp chỉ vì bạn là 1 charter holder =))

13. Mọi người sẽ không quá ấn tượng với việc bạn là một CFA trừ khi họ đang là CFA level 1 candidate.

14. Cảm giác thi đỗ level 1 trên cả tuyệt vời, level 2: tuyệt vời, và level 3: tuyệt.

15. Niềm vui sau khi đỗ level 1 kéo dài 1 tuần, level 2 kéo dài 2 ngày, và level 3: chỉ vài giờ.

16. Schweser tốt nhất.

17. Học ít nhất 2 tiếng mỗi ngày.

18. Bắt đầu học ít nhất trước kì thi 4 tháng.

19. Chỉ đọc sách CFAI currilculum mỗi khi cần cho level 1 và level 3.

20. Với level 2 nên sử dụng sách của CFAI thường xuyên. 

21. Bạn sẽ quên hết tất cả những gì mình đã học khi hoàn thành chương trình.

22. Vì thế, nhớ là ôn lại ít nhất 3 lần trước kì thi.

23. Điểm từ mock tests trong Schweser Pro cho bạn biết điểm (khi đi thi thật) của mình chính xác nhất.

24. Làm hết Schweser's end of chapter problems và CFAI past years questions là một ý tưởng tốt.

25. Nhớ download CFAI mock exam 3 tuần trước kì thi thật.

26. Nhớ làm CFAI mock exam 10 ngày trước kì thi thật.

27. Xin nghỉ phép 2 tuần trước kì thi, từ trước đó.

28. Cố gắng hiểu tài liệu hơn là học vẹt

29. Ethics là phần ghi điểm và quan trọng nhất trong bài thi (đặc biệt là level 1)

30. Làm thật nhiều bài tests.

31. Nếu có thể, sử dụng Schweser Videos cho level 2.

32. Tất cả mọi người nếu học ít nhất 300 tiếng cho level 1 sẽ có thể thi đỗ.

33. Không phải tất cả những ai học 300 tiếng cho level 2 đều có thể thi đỗ.

34. Level 2 rất khó. Khó hơn gấp 4 lần level 1.

35. Nếu có thể, tham gia một nhóm tự học.

36. Đừng bắt đầu tán tính những cô gái trong nhóm tự học. Nếu không, tốt hơn là học một mình.

37. Nói chuyện với bạn bè thường xuyên vào cuối tuần, dành 1 tiếng mỗi ngày cuối tuần cho mục đích này. Điều này sẽ giúp ích cho bạn khỏi bị "burnt out".

38. Uống bia mỗi khi bạn cảm thấy phát điên bởi kì thi.

39. Nếu thực sự chán với việc học hành, dành một kì nghỉ cuối tuần để đi du lịch, đọc sách, tán chuyện với bạn bè. Sau đó, quay trở lại học bình thường.

40. Đừng để mọi người làm cho bạn tin rằng bạn có thể thi đỗ bất kì level nào chỉ trong 2 tuần. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra trừ khi bạn là John Nash.

41. Tham gia diễn đàn analystforum.com

42. Sẽ rất tốt nếu bạn có thể nói chuyện với những người vừa thi đỗ level mà bạn chuẩn bị ôn thi.

43. Đừng sợ những câu hỏi tính toán. Chúng thật sự không khó lắm.

44. Với level 1, FSA, Ethics là quan trọng.

45. Với level 3, có một cái nhìn toàn diện rất quan trọng.

46. Với level 2, tất cả đều quan trọng.

47. Đừng gửi những tấm thiệp bạn nhận được sau khi đăng kí tham gia chương trình CFA cho bất kì ai, điều đó sẽ biến bạn trở thành một tên mọt sách ngay lập tức.

48. Tốt hơn là hoàn thành  từng quyển sách một trước khi sang quyển tiếp theo, bằng cách này bạn sẽ biết mình đã học được bao nhiêu.

49. Khi đã thi đỗ, đừng khoe khoang về chương trình CFA. Một trong những điều ngu ngốc nhất để làm.

50. Nếu bạn thi trượt 1 lần, đừng từ bỏ. Nếu trượt 2 lần, tiếp tục. Nhưng nếu trượt lần thứ 3, bỏ thôi.

51. Bằng cấp, giáo dục, hiến chương, các kì thi đều không có ý nghĩa quan trọng nếu bạn không biết cách duy trì các mối quan hệ tốt với mọi người. Đó là điều quan trọng nhất mà tôi đã học được trong 3 năm theo đuổi chương trình này.

Có hơn tí động lực để học ^^!