Một số ghi chép nhỏ, sau 6 tháng ở UK (nhưng giờ mới post)...
- Người Anh khá là bảo thủ. Trong một buổi học, một professor ở trường tôi nói "Người Anh thích làm những gì khác người" Có thể là một câu nói đùa. Nhưng nó cũng lí giải tại sao ở đây người ta đi xe tay lái nghịch, đi đường về phía bên trái, không gia nhập Liên minh châu Âu, và thích dùng hàng Made in UK. Sự bảo thủ còn thể hiện qua việc một cô gái ăn mặc truyền thống (kín cổ cao tường) sẽ được đánh giá cao hơn một cô gái ăn mặc hở hang theo kiểu Mỹ. Việc không quan hệ trước hôn nhân cũng được ủng hộ (phần lớn) ở UK.
- Văn hóa nhậu nhẹt: Các bạn Anh rất thích hang out ở bar/pub. Và các bạn ý thường hang out từ tối thứ 5, để rồi phần lớn thứ 6 làm việc trong tình trạng lúc nào cũng nghĩ ngợi đến việc nốt ngày hôm nay là weekends. Theo một nghiên cứu thì các nhân viên ở đây thường bị hang-over từ thứ 5 cho đến hết thứ 2 T__T nghĩa là tiệc tùng chè chén từ tối thứ 5 đến hết weekends, tối thứ 2 mới trở lại trạng thái bình thường, đi làm thứ 3 thứ 4 và thứ 5 để rồi lại tiệc tùng chè chén tiếp 3-4 ngày sau đó. Đi học về muộn muộn tối thứ 5 là tớ đã thấy các bạn ý đứng ngoài bar/pub, 1 tay cầm điếu thuốc, 1 tay 1 ly rượu rồi phì phèo thuốc lá nói chuyện với nhau. Tối thứ 6 đông hơn và những ngày cuối tuần thì khỏi nói. Ở London còn dễ bắt gặp cảnh các bạn ý cầm cả chai rượu lên tube/train... có khi tớ còn gặp cả mấy em teens say khướt hét ầm ĩ vì say quá nên nhỡ tàu. Nói chung là khoản nhậu nhẹt này ở UK thấy khá là giống Việt Nam, chỉ có điều ở đây ai cũng nhậu được, già trẻ lớn bé, nam nữ đủ cả.
- Chỉ ở London mới có tàu điện ngầm. Các thành phố còn lại đi lại chủ yếu bằng train/railway (tàu) nên đi lại nhiều khi hơi bất tiện. Riêng Manchester thì có thêm city link tram, khá là ok để đi lại trong thành phố. Ở đây nói chung hệ thống bus cũng không phủ rộng & chi tiết lắm... việc đi bộ 1-2 miles là bình thường. Đi nhiều cũng quen, nhiều khi đi 1 tiếng để đi ra chợ rồi về lại nhà còn thấy thế là gần... Tuy nhiên tốn thời gian khủng khiếp. Sang đây rồi thấy thời gian như ma đuổi, vèo cái hết một ngày. Kĩ năng quản lí thời gian vì thế quan trọng hơn rất nhiều...
- 100% các công ty ở trong FTSE 100 Index (chiếm 81% giá trị vốn hóa trên London Stock Exchange) cung cấp báo cáo về sustainability development (phát triển bền vững). Điều này cho thấy ở đây người ta có quan tâm đặc biệt đến các vấn đề về môi trường, xã hội, nhân quyền. Quả thực rác bên này được phân loại, và các loại bao bì nếu được tái chế 100% thì luôn được ưu tiên, ủng hộ hơn. Luật chống phân biệt chủng tộc cũng được qui định rất rõ ràng. Nếu bạn cảm thấy mình bị phân biệt đối xử ở bất kì đâu bạn đều có thể đệ đơn lên tòa án thành phố. Khi đi xin việc cũng thế, việc equal opportunity trong quá trình tuyển dụng luôn được đảm bảo. Đi shopping thì túi shopping chủ yếu đc làm từ giấy có chứng nhận của FSC, hoặc là recyclable ít nhất 50% trở lên.
- Tàu cao tốc ở Anh: Ở Anh cũng có 1 dự án tàu cao tốc nhận được khá nhiều phản đối từ đa số người dân, tên là high-speed rail (HS2). Dự án này dự định giảm thời gian đi lại giữa London và Birmingham từ 2 tiếng (cho tàu thường hiện nay) và 1 tiếng rưỡi (cho tàu Virgin) xuống còn khoảng 49'. Nhưng để làm đc cái dự án này thì chính phủ sẽ vài chi ra vài chục tỷ bảng =) Và để củng cố cho sự thành công của dự án, ngài David Cameron liên tục khẳng định nó sẽ mang lại công ăn việc làm và sự thịnh vượng cho toàn thể người dân sau này (từ năm 2026 khi xong dự án). Nói chung là người Anh chả ai hưởng ứng cả. Thế mới thấy, trò hề chính trị có thể xảy ra ở bất cứ đâu, không chỉ ở Việt Nam.
(còn nữa)